ADS

Sàn giao dịch thương mại điện tử Nông sản An Tâm

Mùa vải thiều trên đất Chư Sê

Vốn là loại cây trồng thế mạnh ở các tỉnh phía Bắc, những năm gần đây, theo chân của những người nông dân một nắng hai sương với khát vọng phát triển kinh tế, vải thiều đã xuất hiện ngày càng nhiều ở các địa phương trên địa bàn tỉnh. Tại huyện Chư Sê, cây vải thiều đang được nhiều nông dân lựa chọn.

đặc sản Gia Lai, trái cây Gia Lai, trái cây Tây Nguyên, trái cây cao nguyên, vải u hồng, vải thiều chín sớm, vải thiều Dun, vải thiều Bờ Ngoong, vải thiều Chư Sê, vải thiều Gia Lai, vải thiều tây nguyên, trồng vải thiều
Cây vải thiều đang được nhiều nông dân huyện Chư Sê lựa chọn.

Những ngày này, vườn vải của gia đình bà Nguyễn Thị Thán ở làng Queng Mép, xã Dun, huyện Chư Sê đang trong không khí rộn ràng, tất bật bởi hoạt động thu hoạch. Sau 3 năm chuyển đổi từ cây hồ tiêu sang trồng vải, đến nay, gia đình bà cũng đã có thể thở phào nhẹ nhõm bởi vườn vải với 400 cây đã cho mùa hoạch đầu tiên với kết quả khả quan về năng suất cũng như chất lượng. Hiện nay, vườn vải của gia đình bà được thương lái đến tận vườn thu mua.

Bà Thán cho biết: “Gia đình tôi rất phấn khởi vì sau 3 năm vất vả chăm sóc thì giờ cũng có được quả vải. Mừng vì có chị em thu mua, có đồng thu nhập nên yên tâm.  Nhưng mùa thu năm nay trúng vào mùa Covid nên cũng kém về chất lượng cũng như giá cả”.

Chị Lê Thị Hải, Thương lái thị trấn Phú Thiện, huyện Phú Thiện nói: “Hôm nay tôi lên tới đây thu mua vải thiều của cô chú thì thấy rất đẹp và ngọt. Tôi đã đi nhiều vườn ở đây nhưng thấy vườn của cô chú thì vải rất đẹp. Tôi thu mua tại vườn là 30.000 nghìn đồng/ký. Khi mua về xong tôi bỏ mối ở Chư Sê và huyện Phú Thiện”.

Từ khi bắt đầu thu hoạch đến nay, vườn vải này đã tiêu thụ được hơn 8 tạ, với giá dao động từ 30 đến 35.000 đồng/ký. Theo bà Thán, giá bán tại vườn năm nay thấp hơn so với các năm bởi ảnh hưởng của mùa dịch Covid -19. Tuy nhiên, kết quả từ vụ đầu tiên này cũng đủ để mang lại niềm phấn khởi đồng thời góp phần khẳng định hướng chuyển đổi từ cây hồ tiêu sang cây vải của gia đình là đúng.

Bởi trước đó, khi cây hồ tiêu bị dịch bệnh và chết và rớt giá sâu, gia đình bà đã đi học hỏi ở nhiều nơi để tìm kiếm hướng phát triển kinh tế mới. Khi đến với cây vải, kinh phí đầu tư ban đầu không hề nhỏ, khoảng 200 triệu đồng/hecta với khoảng 300 cây nhưng vẫn chưa dám chắc về năng suất, chất lượng cũng như đầu ra. Bà Thán nói: “Khi bắt đầu, cứ bảo nhau trồng đi, được đến đâu hay đến đó chứ chưa suy nghĩ đến đầu ra cho đau đầu, cứ làm đã”.

Kết quả bước đầu, mô hình trồng vải thiều của gia đình bà Thán đã có nhiều người đến tham quan và học hỏi. Bởi với người nông dân trên vùng đất vốn từng là thủ phủ của hồ tiêu như Chư Sê hiện nay thì việc trồng cây gì, nuôi con gì có hiệu quả kinh tế đang rất được quan tâm sau những thiệt hại do tiêu chết và giá rơi xuống thấp.

Chị Ngô Thị Thao – Thôn 16, xã Bờ Ngoong, huyện Chư Sê cho biết: “Thấy anh chị bên này làm mô hình trồng vải có thu nhập nên vợ chồng tôi qua học hỏi. Trước mắt thì thấy hiệu quả tốt. Thấy cây vải không bị chết, chăm sóc cũng khá dễ không khó như cây tiêu, không tốn nhiều công như cây cà phê nên nghiên cứu xem có trồng được hay không. Qua học hỏi năm tới đây tôi sẽ phá bỏ vườn cà phê già cỗi để trồng 5 sào vải”.

Hiện nay, diện tích ăn quả trên địa bàn huyện Chư Sê nói riêng, trên địa bàn tỉnh nói chung đang ngày càng được mở rộng và bước đầu mang lại thu nhập khả quan cho người dân. Tuy nhiên, để cây vải nói riêng, cây ăn quả nói chung thực sự trở thành hướng phát triển có tính bền vững, hiệu quả lâu dài thì việc định hướng cũng như liên kết sản xuất để bao tiêu sản phẩm là việc làm hết sức cần thiết. Đó mới chính là yếu tố then chốt để niềm vui, phấn khởi khi thắng lợi ở vụ thu đầu tiên của những người nông dân như bà Thán được kéo dài.

Nông Dân Chư Sê Gia Lai Làm Giàu Nhờ Trồng Vải Thiều Bội Thu - Cây Vải Thay Thế Cây Cà Phê

Ngô Thanh, Minh Trung | Đài PTTH Gia Lai

Bình luận

أحدث أقدم

Vietnam Logistics and Aviation School

Chuyên cung cấp các loại trái cây đặc sản miền Tây tươi - sạch - ngon