Ước tính từ năm 2014 đến nay trung bình khi kết thúc vụ lúa có hơn 300 ha đất lúa được chuyển sang canh tác Cam Sành cá biệt nhiều vụ lên đến 600 ha như vậy bình quân 1 năm có hơn 1.000 ha cam sành được trồng trên đất lúa.
Diện tích cam sành Trà Ôn tăng nhanh qua từng vụ lúa |
Diện tích cam sành được trồng ở các xã trên địa bàn huyện như: Thới Hòa với diện tích hơn 1.240 ha kế đến là Hựu Thành và Vĩnh Xuân diện tích hơn 950 ha cam được trồng trên đất ruộng là chủ yếu.
Được biết, đất ruộng chuyển sang trồng cam nhiều không phải do nông dân trồng lúa tự thay đổi mà do những hộ trồng cam đạt hiệu quả cao thuê đất trồng lúa với số lượng thuê nhiều ha nhiều hộ thuê 5- 6 ha ở nhiều xã khác nhau và hướng họ canh tác cam theo công nghiệp tức là thuê đất trồng, thuê nhân công chăm sóc và chủ chỉ quản lý.
Với nhiều hộ có kinh nghiệm trồng cam sẽ tự chăm sóc nhưng diện tích nhỏ từ 0.2- 1.5 ha nhưng vẫn thuê mướn thêm nhiều nhân công. Do đó Cam Sành chi phí canh tác rất lớn hầu hết những hộ có kinh nghiệm mới canh tác nếu không sẽ rủi ro rất lớn.
Để trồng cam sành đạt hiệu quả cao cần áp dụng nhiều biện pháp kỹ thuật canh tác quan trọng, trong đó chọn giống cam, cây giống được mua ở trại giống có uy tín và kinh nghiệm sản xuất giống lâu, cây sinh trưởng khoẻ, thân thẳng, không có lá dị dạng và có nguồn gốc rõ ràng. Chiều cao cây giống 60 cm (tính từ vị trí ghép), đúng giống, không có triệu chứng bị sâu bệnh hại
Để trồng cam sành nên xử lý để pH nước từ 5,5- 6.5. Thông thường khi đất mới lên vườn pH đất rất thấp nhiều vùng chỉ có 3- 4. Với trường hợp này cần phải thêm thời gian để phơi đất dài từ 4- 6 tháng kết hợp với bón vôi rữa phèn thường xuyên bằng phương pháp tưới hay xử lý bởi các dòng vi sinh, bón thêm phân hữu cơ để nâng pH đất đạt tới mức yêu cầu.
Nước tưới: đây là vấn đề vô cùng quan trọng phải tạo được kênh dân nước thật tốt để đủ trữ nước và thoát nước tốt nhất là trong điều kiện hạn như hiện nay. Và khi tạo kênh tưới thường có chiều rộng 1.2- 1.5m và được vét mỗi năm 1 lần để duy trì lượng nước tưới đồng thời bồi thêm lớp mùn non cho liếp cam. Ở khâu bón phân luôn chú trọng sử dụng phân hữu cơ trong mỗi lần bón giúp cam sành phát triển mạnh góp phần cho năng suất cao.
Xử lý ra hoa: ở những năm trước 2013, vấn đề xử lý ra hoa cam sành rất khó khăn do không nhiều hộ tiếp cận được kỹ thuật hoàn toàn và thị trường chưa có nhiều sản phẩm như hiện nay do đó năng suất đạt chỉ 30- 60 tấn/ha. Nhưng hiện nay rất nhiều nông dân đã hiểu hoàn toàn về qui trình xử lý ra hoa nghịch vụ và biết sử dụng nhiều loại hóa chất tác động vào qui trình cho mùa nghịch nên năng suất đạt rất cao với vườn đất mới từ 80- 120 tấn/ha lợi nhuận tùy vào giá thị trường như với năm 2020 lãi 1 ha ở vụ đầu lãi hơn 800 triệu( giá mùa nghịch 12.000- 17.500 đồng/kg) vườn vụ 2 đến vụ 3 năng suất giảm 20-30% nhưng lợi nhuận vẫn còn cao hơn các loại cây trồng khác rất nhiều lần.
Chuyển đổi cây trồng để tăng hiệu quả kinh tế cho nông dân là việc làm đúng và phù hợp với xu hướng phát triển nông nghiệp của huyện. Tuy nhiên khi mở rộng nhanh diện tích của 1 loại cây trồng nhất định nông dân hết sức cân nhắc qui luật cung cầu của thị trường tránh những tổn thất khi giá giảm/.
Việc nhà nông: Hiệu quả kinh tế nhờ trồng cam sành theo hướng hữu cơ
Nguyễn Thanh | Cổng TTDĐT Trà Ôn
Đăng nhận xét