Ngoài hồng Bảo Lâm nổi tiếng, Cao Lộc còn có mận cơm vàng, song, do có thời gian cây mận ra ít quả, bị bỏ bê, gần đây đã được khôi phục lại.
Đặc tính của cây mận cơm, là phải trồng xen, cây nọ với cây kia, để giúp thụ phấn chéo mới ra quả đều đặn. |
Ông Chu Văn Hải, thôn Co Cam, xã Hoà Cư, huyện Cao Lộc (Lạng Sơn), cho biết, ông có 6 sào đất đồi, trồng 400 cây mận cơm 5 – 10 tuổi. Tuy nhiên, hơn 10 năm trước, do chưa hiểu tâm tính của cây mận cơm, nên cây không có quả, hoặc ra quả ít, nên bà con bỏ vườn rất nhiều.
Vài năm trở lại đây, sau nhiều khảo nghiệm, người dân mới biết, đặc tính của cây mận cơm, là phải trồng xen, cây nọ với cây kia, để giúp thụ phấn chéo mới ra quả đều đặn. Thực ra, đây cũng là kinh nghiệm cha truyền con nối, từ xưa của các cụ để lại. Song, do không có ghi chép, phổ biến kinh nghiệm, nên dần bị lãng quên.
Sau khi theo dõi, thấy gia đình nào có mận cơm sai quả, chất lượng thơm ngon, thường có vài cây mận đắng, hoặc cây táo, cây đào trong vườn…
“Vì vậy, 5 năm trở lại đây, bà con Hoà Cư đã trồng xen mận cơm với mận đắng, táo, đào… Cứ vài hàng mận cơm lại xen vài cây mận đắng, hoặc táo, mận cơm lại ra quả đều đặn và sai quả, chất lượng tốt” – ông Hải cho biết thêm.
إرسال تعليق