ADS

Sàn giao dịch thương mại điện tử Nông sản An Tâm

Phát triển cây bơ: Chuyện từ những nhà vườn

Bơ là dòng trái cây đặc sản của Đắk Lắk và thương hiệu bơ Đắk Lắk đã có từ lâu. Vì nhiều lý do khác nhau, trái bơ đã bị "rớt hạng" trong bảng xếp loại các loài cây ăn trái được ưa chuộng.

trái cây Đắk Lắk, đặc sản Đắk Lắk, trái cây Tây Nguyên, bơ sáp, bơ booth, bơ 034, bơ tứ quý, bơ ACADO, bơ Ea Kao, bơ Buôn Ma Thuột, bơ Krông Năng, bơ Cư Kuin, bơ Cư M'gar, bơ Buôn Hồ, bơ Đắk Lắk, bơ Đắc Lắc, bơ daklak, tiêu thụ bơ
Nông dân xã Ea Kao (TP. Buôn Ma Thuột) thu hoạch bơ booth mùa vụ 2021.


Tuy nhiên, nhiều nông dân vẫn đang cố gắng bám trụ với vườn bơ, bởi xét trên nhiều phương diện, bơ vẫn là cây trồng phù hợp với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng tại Đắk Lắk và có giá trị để khai thác.


Năm nay, bơ booth mất mùa, mất giá khiến người trồng bơ rơi vào khó khăn khi các chi phí đầu tư, kiến thiết vườn cây tăng lên. Do đó, nhiều nhà vườn "quay lưng" với bơ, chuyển sang các loại cây trồng khác, nhưng trong số đó vẫn có những gia đình quyết giữ vườn. 


Gia đình ông Nguyễn Đăng Trụ (thôn 1, xã Ea Kao, TP. Buôn Ma Thuột) có vườn bơ hơn 2 ha, đã từng cho khoản thu hàng trăm triệu đồng mỗi năm. Năm nay cũng vườn bơ đó, ông chỉ thu về chưa đến 100 triệu đồng.


Ông Trụ cho biết, bơ booth được ông trồng năm 2014 với hơn 100 cây, khoảng 4 năm qua, năng suất vườn đạt bình quân 18 - 20 tấn/ha và giá bán rất cao, dao động từ 70.000 - 80.000 đồng/kg, thậm chí có thời điểm lên đến 99.000 đồng/kg. Tuy nhiên, hiện tại giá bơ booth lựa từng trái tại vườn chỉ được 12.000 đồng/kg, cộng với năng suất chỉ đạt 5 - 6 tấn/ha nên thu nhập ít đi.


Để có được vườn bơ như hiện tại, gia đình ông đã đầu tư rất nhiều từ giống, phân bón, đặc biệt là thời gian chờ cây phát triển đủ để kinh doanh cũng mất khoảng ba năm, do đó ông vẫn quyết định giữ vườn bơ booth này.


Còn với ông Lê Đức Thắng (thôn 1, xã Ea Kao, TP. Buôn Ma Thuột) đã chuyển đổi thành công 5 sào bơ booth sang giống bơ tứ quý. Hiện tại, bơ ghép sinh trưởng và phát triển tốt đã đem đến rất nhiều kỳ vọng trong mùa thu hoạch năm 2023 sắp tới.


Ông Thắng chia sẻ: “Mình cảm thấy bơ booth khó chăm thì chuyển đổi sang giống bơ khác. Tôi đã cưa, ghép chuyển đổi khoảng 90 cây trong vườn sang bơ tứ quý vì giống này thuần hơn nên sẽ thích nghi tốt với điều kiện thời tiết biến đổi liên tục hiện nay, số cây còn lại vẫn đang chờ ngày thu hoạch”.

trái cây Đắk Lắk, đặc sản Đắk Lắk, trái cây Tây Nguyên, bơ sáp, bơ booth, bơ 034, bơ tứ quý, bơ ACADO, bơ Ea Kao, bơ Buôn Ma Thuột, bơ Krông Năng, bơ Cư Kuin, bơ Cư M'gar, bơ Buôn Hồ, bơ Đắk Lắk, bơ Đắc Lắc, bơ daklak, tiêu thụ bơ
Vườn bơ tứ quý thử nghiệm canh tác theo hướng mới của Hợp tác xã Bơ Đại Hùng Đắk Lắk đang phát triển tốt.


Được thành lập năm 2018, đến nay Hợp tác xã Bơ Đại Hùng Đắk Lắk (HTX) đã luôn nỗ lực thay đổi, thích nghi với thị trường theo tiến trình phát triển của bơ. Hiện tại, HTX có 18 thành viên tham gia sản xuất 15 ha bơ các loại. Trong đó phải kể đến dòng bơ sớm ACADO và bơ tứ quý.


Điều đặc biệt là giống bơ ACADO do HTX tự đặt tên, nhân giống từ cây bơ mẹ tại xã Ea Kao (TP. Buôn Ma Thuột). Giống bơ này cho trái đồng đều, trọng lượng bình quân khoảng 600 g/trái, cơm vàng, dẻo, béo ngậy, mùi vị đặc trưng. Riêng giống bơ tứ quý đã có vườn trồng thí điểm cho kết quả rất tốt. Cụ thể là ra hoa, đậu trái mùa mưa. Chỉ với 58 cây, nhưng thu về 130 triệu đồng trong năm 2021 đầy khó khăn này.


Ông Đặng Huy Hùng, Chủ tịch HĐQT kiêm Giám đốc HTX cho biết, đơn vị đang hướng tới việc phát triển cây bơ theo hướng đa dạng về giống loài, mùa vụ, bảo đảm việc có bơ thu hoạch quanh năm. Trong 15 ha bơ của HTX, có những vườn bơ đã có trái nhỏ, có vườn bơ đang ra hoa, bơ booth thì có loại sắp vào mùa thu hoạch lẫn những vườn đã thu hoạch xong.


Nói về chất lượng, bơ booth vẫn là dòng bơ giá trị bởi nó thực sự có chất lượng, có tiềm năng chế biến hay xuất khẩu. Bơ booth khi rã đông không bị giảm nhiều về chất lượng so với bơ cùng loại dạng tươi nguyên trái và không bị đen, thâm sau rã đông.


HTX đã phối hợp với một doanh nghiệp chuyên xuất khẩu thủy, hải sản tại tỉnh Khánh Hòa tiến hành thử nghiệm việc cấp đông cấp tốc bơ để tìm đường xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản. Khi bảo đảm được các yêu cầu liên quan, đối tác tại Nhật Bản sẽ đặt mua 30 tấn bơ cấp đông mỗi năm cho HTX.


Qua tham khảo một số thị trường cho thấy, chất lượng vẫn là vấn đề cần phải quan tâm để phát triển cây bơ bền vững và HTX đang nỗ lực hướng dẫn người dân canh tác an toàn để bảo toàn về chất lượng và thương hiệu bơ Đắk Lắk". ông Đặng Huy Hùng, Giám đốc Hợp tác xã Bơ Đại Hùng Đắk Lắk


Về tiêu thụ nội địa, khách hàng khó tính vẫn chuộng các loại bơ chất lượng giá cao như bơ booth, bơ 034, tứ quý, ACADO… Tuy nhiên, thị trường tiêu thụ không nhiều và hiện tại, HTX vẫn đang bán bơ với giá ngang hàng trái cây nhập khẩu.


Ông Đặng Huy Hùng cho biết thêm, các loại bơ vẫn đang được tiêu thụ nhưng sức mua chậm hơn và giá thấp hơn so với những năm trước. Và tương lai giá bơ vẫn ở mức thấp, do đó HTX đang nỗ lực cải tạo lại vườn bơ. Cụ thể là cắt cành, tạo tán, điều chỉnh chế độ phân bón hợp lý nhằm hạn chế các sản phẩm hóa học trên vườn, hướng tới sản phẩm an toàn, thân thiện với môi trường.


Hiện tại, bơ của HTX vẫn đang được bán cao hơn giá thị trường trên dưới 10.000 đồng/kg. Cụ thể, loại 1 là 20.000 - 25.000 đồng/kg, loại 2 là 12.000 - 15.000 đồng/kg.


Thanh Hường / Báo Đắk Lắk

Bình luận

أحدث أقدم

Vietnam Logistics and Aviation School

Chuyên cung cấp các loại trái cây đặc sản miền Tây tươi - sạch - ngon