ADS

Sàn giao dịch thương mại điện tử Nông sản An Tâm

Vân Trục: Khó mở rộng diện tích trồng thanh long

Với lợi thế về điều kiện tự nhiên, thanh long ruột đỏ được trồng tại xã Vân Trục, huyện Lập Thạch (Vĩnh Phúc) có chất lượng quả vượt trội, cho hiệu quả kinh tế cao. Hiện nay, nhiều hộ trồng thanh long tại xã mong muốn mở rộng diện tích canh tác, tạo điều kiện thuận lợi đưa cơ giới hóa vào sản xuất, hình thành vùng sản xuất tập trung. Mặc dù quỹ đất tự nhiên của xã còn rộng, nhưng do nhiều nguyên nhân, mong muốn này khó thành hiện thực...

trái cây Vĩnh Phúc, đặc sản Vĩnh Phúc, thanh long ruột đỏ, thanh long Ngọc Mỹ, thanh long Vân Trục, thanh long Xuân Hòa, thanh long Hợp Lý, thanh long Quang Sơn, thanh long Lập Thạch, thanh long Vĩnh Phúc, thanh long miền Bắc, trồng thanh long
Nhiều hộ trồng thanh long tại xã Vân Trục mong muốn mở rộng diện tích canh tác, tạo điều kiện thuận lợi đưa cơ giới hóa vào sản xuất, hình thành vùng sản xuất tập trung. (Ảnh chụp tại mô hình thanh long ruột đỏ theo tiêu chuẩn VietGAP của gia đình anh Nguyễn Trung Kiên, xã Vân Trục) Ảnh: Nguyễn Lượng


Vân Trục được biết đến là địa phương đầu tiên trong tỉnh phát triển thành công giống thanh long ruột đỏ. Với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng phù hợp, nếu so sánh với giống gốc được chọn từ khu vực miền Nam thì thanh long ruột đỏ được trồng tại xã không chỉ cho năng suất cao, mà chất lượng quả cũng không thua kém.


Nhờ chất lượng vượt trội, thanh long ruột đỏ Vân Trục được thị trường đón nhận, tạo thu nhập cho người dân, dần trở thành giống cây trồng chủ lực của xã.


Theo thống kê, giai đoạn 2010 – 2015, Vân Trục là địa phương có diện tích trồng thanh long lớn nhất tỉnh với khoảng 60 ha, sản lượng đạt từ 400 – 500 tấn quả/năm, cho doanh thu khoảng 200 triệu đồng/1 ha.


Với hiệu quả kinh tế mang lại, mỗi năm, diện tích trồng thanh long tại xã tăng trung bình từ 1 – 2 ha, tuy nhiên, từ năm 2017 đến nay, diện tích trồng thanh long của xã gần như không tăng do không thể mở rộng diện tích canh tác.


Anh Nguyễn Trung Kiên, một hộ trồng thanh long ruột đỏ lâu năm với quy mô 3 ha tại xã cho biết: “Hiện nay, gia đình tôi muốn mở rộng diện tích trồng thanh long ruột đỏ lên 5 ha, nhưng để làm được việc đó, tôi phải thỏa thuận với 14 hộ dân có đất trồng bạch đàn ở khu vực lân cận.


Việc thỏa thuận không đạt được vì phần lớn các hộ đều không muốn cho thuê đất. Lý do các hộ đẩy giá thuê đất quá cao, hoặc lấy lý do bạch đàn chưa đến kỳ thu hoạch, mặc dù gia đình tôi đã đặt vấn đề thu mua lại toàn bộ số bạch đàn mà các hộ đang trồng.


Theo giá thị trường hiện tại, 1 sào trồng thanh long ruột đỏ có thể cho thu nhập 15 triệu đồng/năm, trong khi đó, trồng 1 sào bạch đàn 6 năm mới cho thu nhập được chừng 10 triệu đồng. Ngoài ra, chất đất trồng thanh long ruột đỏ ở khu vực này rất tốt, nếu trồng bạch đàn lâu năm có thể sẽ bị thoái hóa, tôi thấy rất tiếc”.


Gặp hoàn cảnh tương tự như anh Kiên, gia đình ông Ngô Xuân Chức hiện đang trồng 600 gốc thanh long ruột đỏ trên quy mô 1 ha tại xã Vân Trục cho biết: “Với quy mô manh mún, nhỏ lẻ, phần lớn thanh long trong xã thu hoạch xong vẫn phụ thuộc vào thương lái, dẫn đến thu nhập không ổn định.


Hơn nữa, để được các đối tác lớn bao tiêu sản phẩm, yêu cầu về chất lượng thanh long cũng khắt khe hơn, cần thiết phải áp dụng KHKT, đưa cơ giới hóa vào sản xuất mới hiệu quả. Để làm được vậy rất cần mặt bằng sản xuất, trong khi đó, việc thuê lại mặt bằng của các hộ xung quanh là rất khó”.


Được biết, năm 2016, tỉnh có chủ trương quy hoạch vùng sản xuất thanh long ruột đỏ tập trung tại 5 xã: Vân Trục, Xuân Hòa, Ngọc Mỹ, Quang Sơn và Hợp Lý với quy mô 300 ha. Mặc dù có diện tích trồng thanh long ruột đỏ lớn, song Vân Trục chỉ có hơn 20 ha sản xuất nằm trong quy hoạch, còn lại 40 ha trải đều toàn xã rất manh mún, nhỏ lẻ.


Ông Vũ Đình Thọ, Chủ tịch UBND xã Vân Trục cho biết: Tổng diện tích đất nông – lâm nghiệp trên địa bàn xã khoảng hơn 700 ha, ngoài đất rừng thuộc quản lý của nhà nước thì người dân được giao 200 ha để phát triển sản xuất nông – lâm nghiệp trong 50 năm.


Trong số này, diện tích trồng thanh long ruột đỏ chỉ chiếm khoảng gần 30%, còn lại chủ yếu là đất trồng bạch đàn.


Mặc dù trồng thanh long ruột đỏ mang lại hiệu quả kinh tế cao, song do trước đây, việc phân bổ đất cho người dân phát triển nông – lâm nghiệp lại mang tính chất manh mún, dẫn đến tình trạng các hộ trồng thanh long muốn mở rộng diện tích rất khó vì phải thỏa thuận với nhiều chủ đất. Mặt khác, các hộ có đất trồng bạch đàn cũng không muốn chuyển đổi vì diện tích hẹp, cho thuê lại thu nhập cũng không cao.


Trên thực tế, xã Vân Trục được thiên nhiên ưu đãi, ban tặng chất đất trồng thanh long cho chất lượng cao, vậy nhưng phần lớn mảnh đất ấy lại đang bị lãng phí, bạc màu theo thời gian vì không thể chuyển đổi mục đích sử dụng.


Đây cũng là trăn trở của chính quyền xã Vân Trục suốt nhiều năm qua. Nếu theo hợp đồng giao đất hiện tại, sớm nhất cũng phải 20 năm nữa, địa phương mới có thể thu hồi diện tích trồng bạch đàn.


Hoàng Sơn / Báo Vĩnh Phúc

Bình luận

أحدث أقدم

Vietnam Logistics and Aviation School

Chuyên cung cấp các loại trái cây đặc sản miền Tây tươi - sạch - ngon