ADS

Sàn giao dịch thương mại điện tử Nông sản An Tâm

Hiệu quả mô hình chuyển đổi sang trồng na Thái

Anh Nguyễn Văn Tùng - ấp Phú Xuân, thị trấn Mái Dầm, huyện Châu Thành, tỉnh Hậu Giang đã chuyển đổi diện tích trồng cam sành bị dịch bệnh vàng lá thay vào đó là cây na Thái đến nay đã cho thu nhập, mang lại hiệu quả kinh tế cho gia đình.

trái cây Hậu Giang, đặc sản Hậu Giang, trái cây miền Tây, na dai, mãng cầu na hoàng hậu, na nữ hoàng, na Thái Châu Thành, na Thái Hậu Giang, na Thái miền Tây, trồng cây na Thái
Nông dân Châu Thành (Hậu Giang) đang thay đổi cây trồng kém hiệu quả bằng cây na Thái


Với diện tích 0,4 ha vườn cam sanh của anh Tùng vào những năm trước 2017 đã từng cho thu nhập rất hiệu quả kinh tế trên đơn vị diện tích, nhưng do dịch bệnh vàng lá làm thất thu năng suất và thu nhập kinh tế gia đình, gia đình của anh phải lao đao không biết chuyển đổi sang trồng cây gì. Với lòng ham mê sản xuất nông nghiệp, nghề làm vườn của anh, anh Tùng cố gắng tìm hiểu thông tin trên thị trường và thông qua người bạn, anh Tùng mạnh dạn đặt mua cây giống na Thái về trồng để cải tạo hết diện tích vườn.


Anh Tùng chia sẻ, anh đã trồng cải tạo vườn vào năm 2017, sau khi trồng khoảng 1,5 năm cây đã cho thu hoạch, cho đến nay đã được 4 năm cây đã cho thu hoạch vụ thứ 3. Vụ thu hoạch năm 2020, anh Tùng đã thu hoạch được 8 tấn, với giá bán bình quân 60.000 đồng/kg, sau khi trừ chi phí anh đã thu lợi nhuận 400 triệu đồng.


Theo kinh nghiệm của anh Tùng: Đối với cây na Thái này rất dễ trồng, từ khi xử lý ra hoa đến khi thu hoạch khoảng 4,5 - 5 tháng, vụ thuận thì xử lý ra hoa vào khoảng tháng 6 - 10 âm lịch và bán từ tháng 11 đến tháng 4 âm lịch. Hiện tại để chuẩn bị thu hoạch bán vụ tết Nguyên đán năm 2022 sắp tới anh Tùng đã xử lý cho cây ra hoa đến nay cây đã và đang nở hoa thụ phấn khoảng cuối tháng 9 âm lịch này cây đã đậu trái hoàn toàn, dự kiến vụ thu hoạch này ước khoảng 7-8 tấn, nếu với giá trung bình 60.000 đồng/kg, anh cũng thu về trên dưới 400 triệu đồng.

trái cây Hậu Giang, đặc sản Hậu Giang, trái cây miền Tây, na dai, mãng cầu na hoàng hậu, na nữ hoàng, na Thái Châu Thành, na Thái Hậu Giang, na Thái miền Tây, trồng cây na Thái
Ảnh: Vườn na được bao trái ở vụ trước của anh Tùng.


Theo anh Tùng, đối với cây Na Thái này dễ ra hoa đậu trái, muốn xử lý ra hoa tập trung ngoài việc cắt tỉa cành, bón phân gốc cũng cần bổ tạo mầm hoa bằng cách phun bổ sung thêm phân bón lá MKP (0-52-34), NPK (10-60-10) luân phiên 2,3 lần. Ngoài ra, cần chú ý một số sâu bệnh hại quan trọng để phun phòng trừ như bệnh thán thư, phấn trắng và các loại rầy, rệp sáp, bọ trĩ , sâu đục cành, trái,... Khi cây na ra hoa, đậu trái sau khoảng 30 ngày anh Tùng tiến hành phun thêm 1 lần thuốc trừ sâu, bệnh và sau đó tiến hành bao trái để phòng ngừa sâu bệnh ở giai đoạn trái đang phát triển cho đến thu hoạch, đồng thời nhằm giảm chi phí và làm ra sản phẩm an toàn khi khi thoạch cung cấp cho người tiêu dùng.


Được biết, hiện nay huyện Châu Thành người nông dân đang thay đổi cây trồng kém hiệu quả bằng cây na Thái này, với diện tích 3,7 ha, diện tích đang cho trái 2,4 ha (Báo cáo Trạm TT&BVTV huyện Châu Thành, cuối năm 2020). Mô hình này nếu được thị trường ổn định thì đây là mô hình có triển vọng để nhân rộng trong việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng tại địa phương góp phần phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập trên đơn vị diện tích  đất cho nông hộ.


Nguyễn Văn Thiện - Trạm Khuyến nông huyện Châu Thành


Bình luận

Mới hơn Cũ hơn

Vietnam Logistics and Aviation School

Chuyên cung cấp các loại trái cây đặc sản miền Tây tươi - sạch - ngon