Sơn tra không còn là thứ cây rừng hoang dại mà giờ đây được xác định là một trong những cây kinh tế mũi nhọn trong trồng rừng phòng hộ đa mục đích ở Mù Cang Chải.
Huyện vùng cao Mù Cang Chải hiện có trên 6.000 ha sơn tra, trong đó trên 3.000 ha đã cho thu hoạch với sản lượng 3000 tấn/năm, đem về nguồn thu ổn định cho người dân mà không mất nhiều công chăm sóc.
Để loài cây bản địa này phát huy hiệu quả, Ban Quản lý rừng phòng hộ huyện Mù Cang Chải hàng năm thường xuyên cử cán bộ tuyên truyền, tập huấn để nâng cao nhận thức về tầm quan trọng, hiệu quả kinh tế của cây sơn tra; khuyến khích đầu tư cho cây sơn tra từ các hộ dân; tăng cường quản lý giống, áp dụng tiến bộ kỹ thuật trong gieo tạo, sản xuất cây giống...
Sơn tra Mù Cang Chải giờ đây đã trở thành loài cây chủ lực trong phát triển kinh tế, giúp đồng bào Mông xóa đói giảm nghèo. |
Trong khó khăn chung do tác động của dịch bệnh Covid-19, quả sơn tra Mù Cang Chải cũng không là ngoại lệ. Năm nay, sơn tra thu hái tại vườn chỉ có giá từ 2 - 5 ngàn đồng/ kg, giảm chỉ bằng ¼ so với những năm trước đây. Sản lượng mua cũng giảm đáng kể do các tỉnh, thành đang thực hiện giãn cách, sơn tra không thể tiêu thụ.
Sơn tra không còn là thứ cây rừng hoang dại mà giờ đây được xác định là một trong những cây kinh tế mũi nhọn trong trồng rừng phòng hộ đa mục đích ở Mù Cang Chải. Cũng như nhiều loại nông sản khác, quả sơn tra năm nay đang gặp những khó khăn trong khâu tiêu thụ. Vì vậy rất cần các ngành, các cấp chính quyền địa phương có giải pháp hỗ trợ bà con, đặc biệt là đẩy mạnh xúc tiến thương mại chế biến sản phẩm sau thu hoạch... để giúp đồng bào vùng cao duy trì, gắn bó đời sống với loại cây trồng bản địa này.
Năm nay, sơn tra được mùa nhưng giá thấp do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19. |
Thu Trang - Mạnh Cường / Báo Yên Bái
إرسال تعليق