Trái tỳ bà hay còn gọi là nhót tây, là trái cây đặc sản của Lạng Sơn, Lào Cai. Quả này có mùi thơm, vị chua chua ngọt ngọt, hái từ những cây tỳ bà trồng trong vườn của người dân miền cao.
Tỳ bà vốn là một loại cây mọc hoang trên rừng |
Trái cây đặc sản tỳ bà diệp của vùng núi phía Bắc. Ở nước ta, cây tỳ bà có nhiều ở Lào Cai, Lạng Sơn, Cao Bằng. Ngoài ra còn được trồng ở Hà Nội, Lâm Đồng, thành phố Hồ Chí Minh…
Trước đây, cây tỳ bà chỉ được trồng lấy bóng mát hoặc làm cảnh. Thế nhưng từ khoảng năm 2015, quả tỳ bà bỗng nhiên gây “sốt” bởi công dụng chữa , hen suyễn. Khi ấy, quả tỳ bà được thu mua với giá khá cao, lên đến 85.000 đồng/kg.
Theo tìm hiểu, cây tỳ bà có nguồn gốc từ vùng Đông Nam Trung Quốc. Sở dĩ cây có tên là tỳ bà là do trái có hình giống đàn tỳ bà. Ngoài ra, cây còn được biết đến với nhiều tên gọi khác như nhót Nhật, nhót tây, lô quất, trái biwa...
Quả tỳ bà khi chín có mùi rất thơm, ăn hơi chua chua ngọt ngọt và rất mát. |
Loại cây này được trồng khá phổ biến ở châu Á, châu Âu, Brazil, các bang phía nam nước Mỹ, nhưng phần lớn là cây ăn quả vườn nhà được người dân trồng làm cảnh, lấy bóng mát hoặc sử dụng làm thuốc tự chế chống ho, cảm lạnh, viêm họng chứ không phổ biến trên thị trường.
Cây tỳ bà ra hoa từ mùa thu sang đến đầu đông, cho quả vào cuối mùa đông sang đến đầu mùa xuân. Quả tỳ bà mọc thành chùm, quả hình tròn hoặc hình trứng và thịt quả có màu trắng, vàng hay cam.
Quả tỳ bà vẫn được chào bán trên các chợ mạng |
Trái tỳ bà thực chất không ngọt mà trái xanh thì rất chua, còn khi chín thì có mùi thơm và vị chua pha lẫn ngọt "theo kiểu cam sành". Trái tỳ bà chín ăn chua chua ngọt ngọt và rất mát. Tuy vậy, người thành phố lại rất chuộng trái cây rừng bởi ăn lạ miệng, và đặc biệt là có ưu điểm sạch, không lo có chất bảo quản như các loại trái cây bán ngoài chợ.
Theo nhiều người, loại trái này có nhiều công dụng trong đó phổ biến nhất là trị viêm họng, phòng các bệnh cảm lạnh.
Theo H.M/Thời đại plus
Đăng nhận xét