ADS

Sàn giao dịch thương mại điện tử Nông sản An Tâm

Phát triển cây dẻ thành vùng sản xuất tập trung

Huyện Trùng Khánh (Cao Bằng) là địa phương từ lâu được biết tới có nhiều cây trồng đặc sản bản địa nổi tiếng, trong đó có cây dẻ. Năm 2011, sản phẩm hạt dẻ Trùng Khánh được công bố chỉ dẫn địa lý “Trùng Khánh”, đem lại ý nghĩa quan trọng về thương mại, du lịch địa phương. Để phát huy thế mạnh về cây trồng này, trong những năm qua, tỉnh đã có nhiều giải pháp để mở rộng diện tích cây dẻ, trong đó có việc phát triển vùng sản xuất tập trung nhằm đưa thương hiệu hạt dẻ vươn xa ra ngoài tỉnh.

đặc sản Cao Bằng, trái cây Cao Bằng, trái cây Đông Bắc, trái cây núi rừng, hạt dẻ Đình Minh, hạt dẻ Phong Châu, hạt dẻ Chí Viễn, hạt dẻ Khâm Thành, hạt dẻ Trùng Khánh, hạt dẻ Hạ Lang, hạt dẻ Quảng Uyên, hạt dẻ Cao Bằng, hạt dẻ Việt Nam, trồng hạt dẻ
Hạt dẻ Trùng Khánh được nhiều nơi biết đến bởi vị thơm, ngọt, bùi đặc trưng, được người tiêu dùng ưa chuộng. Tuy nhiên, sản lượng hiện tại không đủ cung cấp cho thị trường.


Những ngày tháng 9, người dân huyện Trùng Khánh đã bắt đầu bước vào mùa thu hoạch hạt dẻ. Cây dẻ là loại cây trồng có nguồn gốc bản địa được đánh giá cho thu nhập kinh tế cao so với một số loại cây trồng khác. Với thương hiệu lâu đời, hạt dẻ Trùng Khánh được nhiều nơi biết đến bởi vị thơm, ngọt, bùi đặc trưng. Hạt dẻ Trùng Khánh vỏ màu nâu sẫm, lớp lông tơ màu trắng nhạt, vỏ lụa mỏng, nhân có màu vàng. Mùa thu hoạch hạt dẻ từ tháng 9 tháng đến cuối tháng 10 hằng năm. Sau thu hoạch, hạt dẻ có giá từ 100.000 - 150.000 đồng/kg, tuy nhiên vẫn không đủ cung cấp cho thị trường, nhiều tiểu thương đến tận vườn thu mua. Hằng năm, nhiều hộ gia đình có thu nhập lên đến hàng trăm triệu đồng.


Là một trong các xã có diện tích trồng cây dẻ lớn trên địa bàn huyện Trùng Khánh, xã Phong Châu có tổng diện tích 100 ha cây dẻ, trong đó có 90 ha là diện tích đang cho thu hoạch, còn lại là phát triển mới. Vùng trồng tập trung ở các xóm Tân Phong, Nà Mằn - Bản Piên, Phia Bó - Cô Bây, Pác Cóng - Bài Siêng, Bản Quam được bà con quản lý, bảo vệ và thu hoạch. Do thói quen canh tác, người dân chưa mạnh dạn áp dụng khoa học kỹ thuật vào trồng và chăm sóc, nhiều cây dẻ trồng đã từ lâu năm bị thoái hóa nên năng suất chỉ đạt 3 tạ/ha.

đặc sản Cao Bằng, trái cây Cao Bằng, trái cây Đông Bắc, trái cây núi rừng, hạt dẻ Đình Minh, hạt dẻ Phong Châu, hạt dẻ Chí Viễn, hạt dẻ Khâm Thành, hạt dẻ Trùng Khánh, hạt dẻ Hạ Lang, hạt dẻ Quảng Uyên, hạt dẻ Cao Bằng, hạt dẻ Việt Nam, trồng hạt dẻ
Huyện Trùng Khánh có diện tích trồng cây dẻ trên 240 ha, sản lượng mỗi năm khoảng 150 tấn. Tuy nhiên, diện tích này chưa tương xứng với tiềm năng, thế mạnh của địa phương.


Từ đầu năm đến nay, UBND xã Phong Châu đã triển khai và tổ chức đăng ký giống đối với những hộ có nhu cầu trồng dẻ, đến nay đã trồng mới được thêm 13 ha. Ông Nông Thế Thuần, Chủ tịch UBND xã Phong Châu, huyện Trùng Khánh cho biết: “Thực hiện Nghị quyết HĐND huyện, xã đã triển khai các cây trồng có nguồn gốc bản địa. từ năm 2017 cho đến nay, xã đã tổ chức triển khai trồng thêm 50 ha đối với cây dẻ, nhất là năm 2021 thực hiện được 13 ha, trong đó 10 ha là cây dẻ ghép và 3 ha đối với cây dẻ hạt. Qua đánh giá, tỷ lệ trồng dẻ trên địa bàn bàn mọc tương đối cao, khoảng 80%. Bà con nhân dân cũng có ý thức trồng cũng như có thu nhập cây dẻ tạo nên khí thế cho bà con mở rộng phát triển cây dẻ. Thực hiện ý kiến chỉ đạo xã Phong Châu nằm trên trục đường du lịch, sau khi có ý kiến chỉ đạo cấp trên, của UBND huyện, chúng tôi tập trung trồng dẻ nhất là vùng ven quốc lộ 4A vừa đem lại thu nhập cho nhân dân, vừa tạo thành vùng sản xuất tập trung với mục tiêu vừa phát triển du lịch. Chúng tôi đã đưa vào nghị quyết trong nhiệm kỳ 2020 - 2025”.


Từ Đại hội Đảng bộ huyện Trùng Khánh nhiệm kỳ 2015 - 2020 đã xác định cây dẻ là cây trồng đặc sản có nguồn gốc bản địa cần đẩy mạnh khai thác. HĐND huyện Trùng Khánh đã ra nghị quyết phấn đấu đến năm 2021, toàn huyện sẽ trồng thêm 73 ha gắn với quảng bá sản phẩm du lịch thác Bản Giốc, động Ngườm Ngao. Tại các xã vùng quy hoạch như Đình Minh, Phong Châu, Chí Viễn, Khâm Thành, Ngọc Côn, Ngọc Khê được giao chỉ tiêu trồng mới mỗi xã từ 15 - 30 ha với phương thức Nhà nước hỗ trợ giống, có nghiệm thu tỷ lệ mọc, hướng dẫn chuyển giao khoa học kỹ thuật vào sản xuất. 

đặc sản Cao Bằng, trái cây Cao Bằng, trái cây Đông Bắc, trái cây núi rừng, hạt dẻ Đình Minh, hạt dẻ Phong Châu, hạt dẻ Chí Viễn, hạt dẻ Khâm Thành, hạt dẻ Trùng Khánh, hạt dẻ Hạ Lang, hạt dẻ Quảng Uyên, hạt dẻ Cao Bằng, hạt dẻ Việt Nam, trồng hạt dẻ
Huyện Trùng Khánh đang phấn đấu phát triển cây dẻ thành vùng sản xuất tập trung quy mô 1.000 ha.


Nhằm phát huy lợi thế cây trồng thế mạnh này, thực hiện Đề án số 21 của Tỉnh ủy về nông nghiệp thông minh tỉnh Cao Bằng giai đoạn 2020 - 2025, tầm nhìn năm 2030, UBND tỉnh đã xây dựng Kế hoạch phát triển cây dẻ Trùng Khánh giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030 với mục tiêu hình thành vùng sản xuất tập trung cây dẻ có quy mô 1.000 ha. Trong đó, giai đoạn 2021 - 2025, phát triển diện tích trồng mới 900 ha, cải tạo, trồng thay thế 100 ha diện tích dẻ hiện có; cây giống đưa vào sản xuất, sử dụng 70% cây giống nhân bằng phương pháp ghép, 30% cây giống được nhân bằng hạt; diện tích cây dẻ của các xã trong vùng sản xuất tập trung bình quân đạt 25 ha/năm/xã.


UBND huyện Trùng Khánh chủ trì, phối hợp với các ngành chức năng thiết kế và khai thác 01 mô hình du lịch nông nghiệp trên cơ sở mở rộng diện tích sản xuất song song với bảo tồn cảnh quan thiên nhiên, vệ sinh môi trường, đồng thời giới thiệu, quảng bá sản phẩm hạt dẻ Trùng Khánh gắn với du lịch, phát triển mạng lưới dịch vụ thu hút khách tham quan; tiến hành triển khai các bước để xây dựng thương hiệu, chỉ dẫn địa lý, truy xuất nguồn gốc sản phẩm đối với hạt dẻ Trùng Khánh.

đặc sản Cao Bằng, trái cây Cao Bằng, trái cây Đông Bắc, trái cây núi rừng, hạt dẻ Đình Minh, hạt dẻ Phong Châu, hạt dẻ Chí Viễn, hạt dẻ Khâm Thành, hạt dẻ Trùng Khánh, hạt dẻ Hạ Lang, hạt dẻ Quảng Uyên, hạt dẻ Cao Bằng, hạt dẻ Việt Nam, trồng hạt dẻ
Hạt dẻ Trùng Khánh, Cao Bằng.


Giải pháp về thị trường tiêu thụ sản phẩm cũng được Đề án nông nghiệp thông minh của tỉnh đưa ra là xây dựng chuỗi liên kết, kênh bán hàng tại các chợ đầu mối, trung tâm thương mại, siêu thị, danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử trong và ngoài tỉnh; tổ chức đưa sản phẩm tham gia sàn giao dịch nông sản trong tỉnh và một số thành phố lớn; quảng bá thương hiệu gắn với du lịch, bán hàng qua mạng, giới thiệu sản phẩm trên mạng xã hội nhằm thu hút khách hàng trong và ngoài nước. Tăng cường các hình thức liên doanh, liên kết, tạo môi trường đầu tư thông thoáng để mời gọi các doanh nghiệp, nhà đầu tư vào phát triển sản xuất, chế biến, bảo quản, tiêu thụ các sản phẩm từ cây dẻ.


Trước đó, Viện Nghiên cứu Lâm sinh đã triển khai đề tài “Nghiên cứu khai thác và phát triển nguồn gen cây dẻ Trùng Khánh tại tỉnh Cao Bằng” từ năm 2018, tập trung vào xác định giá trị nguồn gen cây dẻ, chọn lọc cây trội để lấy vật liệu nhân giống, xây dựng vườn giống vô tính dẻ Trùng Khánh 1 ha và 3 ha mô hình điểm trồng rừng thâm canh bằng các dòng có năng suất cao. Sở Khoa học và Công nghệ đã chủ trì tổ chức hội thảo khoa học với chủ đề “Giải pháp nhân giống cây dẻ Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng”, đề xuất phương pháp nhân giống ghép và giâm hom nhằm nâng cao năng suất, chất lượng cây dẻ Trùng Khánh, khắc phục những hạn chế của phương pháp trồng bằng hạt như hiện nay.


Trùng Khánh phấn đấu phát triển cây dẻ thành vùng sản xuất tập trung quy mô 1.000 ha.

Thúy Hằng - Thành Luân - La Tuấn

Bình luận

Mới hơn Cũ hơn

Vietnam Logistics and Aviation School

Chuyên cung cấp các loại trái cây đặc sản miền Tây tươi - sạch - ngon