ADS

Sàn giao dịch thương mại điện tử Nông sản An Tâm

Vĩnh Long: Cây dừa 'trụ vững' giữa đại dịch

Trong khi nhiều nông sản lao đao vì rớt giá thì dừa trái luôn ổn định, tiêu thụ dễ. Cây dừa giúp nhà vườn trụ vững dù ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19.

trái cây Vĩnh Long, đặc sản Vĩnh Long, dừa khô, dừa uống nước, dừa tươi, dừa Vũng Liêm, dừa Tam Bình, dừa Trà Ôn, dừa Mang Thít, dừa Vĩnh Long, dừa Bến Tre, dừa Trà Vinh, dừa Tiền Giang, dừa miền Tây, trồng dừa
Dừa là mặt hàng trái cây gần như ít chịu tác động do dịch bệnh Covid-19. Ảnh: MĐ.


Rộng đầu ra, bất chấp dịch Covid-19

Thời gian gần đây, mặt hàng dừa tươi bán khá chạy do nhu cầu tăng cao nên thương lái đẩy mạnh thu mua dừa tươi giúp người trồng dừa phấn khởi vì dễ tiêu thụ sản phẩm với giá cao.


Bà Hà Thị Nga (65 tuổi) ở ấp Chợ, xã Mỹ An (Mang Thít, Vĩnh Long) phấn khởi cho biết 30 gốc dừa lửa, dừa ta trồng của gia đình thời gian qua không kịp ra trái để bán. Vì cứ 2 - 3 ngày là có thương lái đến dò hỏi mua, dù vườn dừa của bà nằm trong hẻm, xa đường cái. Từ đầu năm đến nay, thương lái đến mua tại vườn và tự hái trái với dừa khô có giá từ 70.000 - 80.000 đ/chục, dừa tươi từ 40.000 - 50.000 đ/chục (12 trái).


Trong 2 tháng qua, giá dừa luôn ổn định ở mức cao, dừa khô 6.000 đồng/trái và dừa xiêm 4.000 đồng/trái, thương lái mua tại vườn. Trong 2 năm trở lại đây, tại ĐBCL có 2 thời điểm giá dừa lên cao là giữa tháng 5/2020 và đầu năm 2021. Nhiều nhà vườn trồng dừa dừa khô tại vườn cho thương lái với giá 105.000 - 110.000 đồng/chục, dừa tươi 55.000 đồng/chục.


Riêng giá bán lẻ tại các chợ và cửa hàng dao động từ 10.000 - 15.000 đ/trái, tùy loại lớn, nhỏ. Với mức giá này nhà vườn thu lợi nhuận khá, mỗi đợt bán dừa lời khoảng 20 triệu đồng/ha.


Anh Đỗ Văn Điền, một trong nhiều thương lái mua bán dừa ở huyện Mang Thít, tỉnh Vĩnh Long cho biết, không chỉ giá dừa tươi tăng mà dừa khô nguyên liệu cũng đang ở mức khá cao. Nguyên nhân do nguồn cung dừa tại nhiều địa phương đang hạn chế bởi lượng dừa tới lứa xuất bán không nhiều.

trái cây Vĩnh Long, đặc sản Vĩnh Long, dừa khô, dừa uống nước, dừa tươi, dừa Vũng Liêm, dừa Tam Bình, dừa Trà Ôn, dừa Mang Thít, dừa Vĩnh Long, dừa Bến Tre, dừa Trà Vinh, dừa Tiền Giang, dừa miền Tây, trồng dừa
Những năm gần đây, diện tích dừa từng bước tăng trở lại ở ĐBSCL do tiêu thụ tốt. Ảnh: MĐ.


Ngoài ra, năng suất sản lượng cho trái của nhiều vườn dừa bị giảm do ảnh hưởng của hạn mặn và các điều kiện sản xuất bất lợi, sâu bệnh.


Một số thương lái mua dừa cho biết thêm, trái dừa không gặp cảnh dội chợ, ít bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid-19 là do nhu cầu tiêu thụ nội địa và xuất khẩu lớn. Dừa xuất khẩu rộng mở đi nhiều nước, không phải chỉ có phụ thuộc vào thị trường Trung Quốc như cây mít, khoai lang, thanh long... Hơn nữa, có nhiều doanh nghiệp nội địa có sức tiêu thụ lớn. Nhất là ngành công nghiệp chế biến sản phẩm từ dừa để xuất khẩu, đặc biệt là ở tỉnh Bến Tre.


Dừa dễ trồng, diện tích tăng nhanh


Cây dừa không kén đất, dễ trồng, ít đầu tư chăm sóc, sống được ở vùng nhiễm khói lò, đất phèn. Trồng dừa chắc ăn mà tất cả các bộ phận của chúng đều có công dụng, bán được hết. Nếu cây dừa được chăm sóc tốt, không bị đuông hay sâu bọ tấn công thì cho trái rất khá.


Giá dừa trái ít biến động, đặc biệt là nhà vườn rất thích bởi lúc nào cũng có thương lái đến tận vườn thu mua. Vì vậy, nhiều nhà vườn đã mạnh dạn chuyển đổi cây trồng kém hiệu quả kinh tế hoặc cải tạo vườn tạp để trồng lại cây dừa, giúp diện tích dừa tăng nhanh.


Theo ông Nguyễn Văn Liêm, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh Vĩnh Long, sau đại dịch bọ cánh cứng (năm 2002), diện tích trồng dừa ở tỉnh Vĩnh Long chỉ còn khoảng 4.500 ha. Do được hỗ trợ tích cực của ngành nông nghiệp nên nhà vườn đã đầu tư trồng trở lại.


Đến cuối năm 2010, diện tích dừa ở Vĩnh Long đã tăng lên gần 7.400 ha. Đến nay, Vĩnh Long có khoảng 10.200 ha dừa, tập trung chủ yếu ở 4 huyện Vũng Liêm (hơn 4.000 ha), Tam Bình và Trà Ôn (gần 2.000 ha/huyện) và Mang Thít (hơn 1.200 ha). Năm 2020, diện tích dừa trồng mới năm hơn 100 ha.

trái cây Vĩnh Long, đặc sản Vĩnh Long, dừa khô, dừa uống nước, dừa tươi, dừa Vũng Liêm, dừa Tam Bình, dừa Trà Ôn, dừa Mang Thít, dừa Vĩnh Long, dừa Bến Tre, dừa Trà Vinh, dừa Tiền Giang, dừa miền Tây, trồng dừa
Dừa được chế biến thành rất đa dạng các sản phẩm xuất khẩu, ít phải phụ thuộc vào thị trường Trung Quốc như nhiều nông sản khác. Ảnh: MĐ.


Cây dừa trong tỉnh phổ biến là dừa cao như dừa ta, dừa lửa, dừa Tam Quan, dừa sáp... Gần đầy, có nhiều giống dừa lùn nhập nội rất đa dạng như dừa dứa, dừa xiêm, dừa éo... được trồng nhiều và thích nghi tốt với điều kiện thổ nhưỡng trong tỉnh. Nhiều nhà vườn còn biết trồng xen trong vườn dừa.


Tuy nhiên, theo đánh giá và khuyến cáo của ngành chuyên môn, việc chuyển đổi diện tích từ cây trồng khác sang trồng dừa ngày càng nhiều, không theo quy hoạch, không đảm bảo kỹ thuật trồng là điều kiện để các loài sâu bệnh hại trên dừa phát triển, sẽ gây hại nghiêm trọng và ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất của người dân.


Bên cạnh đó, để tránh tình trạng cung vượt cầu, thương lái ép giá, nông dân nên xen canh nhiều lại cây trồng khác nhau để đa dạng các loại hàng hóa nông sản cho hiệu quả kinh tế, mang lại nguồn thu nhập ổn định cho nông dân.


Tại ĐBSCL, diện tích dừa dao động trên 130.000 ha, chủ yếu tập trung tại các tỉnh như Bến Tre, Trà Vinh, Tiền Giang và Vĩnh Long. Riêng tại Bến Tre, “thủ phủ” dừa của cả nước, từ sau đợt hạn mặn kỷ lục 2020 đến nay, diện tích trồng dừa của Bến Tre tăng dần. Hiện nay, theo Sở KH-CN tỉnh Bến Tre, diện tích dừa của tỉnh đạt hơn 74.000 ha, tăng 2,27% so cùng kỳ năm 2020.


Tại Quyết định số 124/QĐ-TTg ngày 2/2/2012 về việc quy hoạch tổng thể phát triển sản xuất nông nghiệp đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, diện tích dừa Việt Nam là 140.000 ha. Vùng sản xuất chính là ĐBSCL, Tây Nguyên, Duyên hải Nam Trung Bộ, Đông Nam Bộ.


Mô hình trồng dừa hữu cơ ở Trà Vinh

Minh Đảm – Hữu Đức | Báo Nông Nghiệp Việt Nam

Bình luận

أحدث أقدم

Vietnam Logistics and Aviation School

Chuyên cung cấp các loại trái cây đặc sản miền Tây tươi - sạch - ngon