ADS

Sàn giao dịch thương mại điện tử Nông sản An Tâm

Hướng tiêu thụ nhãn trước ảnh hưởng dịch Covid-19

Nhãn là một trong những loại cây ăn trái được xếp vào nhóm cây đặc sản trong Đề án Phát triển cây ăn trái đặc sản của tỉnh Sóc Trăng. Hiện nay, nhãn đang vào mùa thu hoạch. Nhãn được trồng tập trung tại các huyện: Kế Sách, Cù Lao Dung và TX. Vĩnh Châu.

trái cây Sóc Trăng, đặc sản Sóc Trăng, trái cây miền Tây, trái cây miệt vườn, nhãn Ido, nhãn xuồng cơm vàng, thanh nhãn, nhãn xuồng An Thạnh Nhất, nhãn xuồng Cù Lao Dung, nhãn xuồng Nhơn Mỹ, nhãn xuồng Kế Sách, nhãn xuồng Sóc Trăng, nhãn miền tây, nhãn VietGAP, tiêu thụ nhãn
Nhãn là một trong những loại cây ăn trái đặc sản của tỉnh Sóc Trăng, rất được ngành nông nghiệp quan tâm quy hoạch phát triển diện tích trồng (ảnh chụp trước thời điểm bùng phát dịch Covid-19). Ảnh minh họa: THÚY LIỄU


Tuy nhiên, trước tình hình dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, việc tiêu thụ nhãn gặp nhiều khó khăn. Để nhãn tiêu thụ tốt trong thời điểm chính vụ, chúng tôi đã gặp gỡ nhà vườn, ngành chuyên môn nghe “những lời giải” để trái nhãn được tiêu thụ bài bản.


Kỳ 1: Khó khăn trong tiêu thụ nhãn do dịch bệnh Covid-19


Hiện tại, nhãn tại một số nhà vườn đã và đang vào vụ thu hoạch, nhưng theo đa số nhà vườn, thương lái đến thu mua không nhiều như những năm trước và giá nhãn xuống thấp do tác động của dịch bệnh Covid-19.


Anh Nguyễn Thái Khương, ấp Mỹ Tân, xã Nhơn Mỹ (Kế Sách) chia sẻ: “Tôi có 4 công trồng nhãn xuồng cơm vàng (ghép trên nhãn da bò), thường nhãn cho sản lượng tầm 600 - 800kg/công (1.000m2). Với nhãn xuồng đầu vụ, cùng kỳ năm trước, lái họ mua giá 28.000 - 32.000 đồng/kg nhưng hiện tại do ảnh hưởng dịch bệnh Covid-19, nhãn xuống giá chỉ còn 10.000 đồng/kg. Do đó để nhãn tiêu thụ tốt, bản thân tôi và người thân trong gia đình đã giới thiệu “nhãn nhà” đến người quen nhờ họ mua ủng hộ. Tuy nhiên, chỉ là tạm thời bởi nhãn mới bắt đầu thu hoạch, sản lượng còn ít nhưng đến chính vụ số lượng lớn chắc chắn cần thương lái đến thu mua”.


Cũng là hộ trồng nhãn xuồng cơm vàng đang bắt đầu thu hoạch trái, anh Nguyễn Văn Liền, ấp An Trung A, xã An Thạnh 1 (Cù Lao Dung) bộc bạch: “Chưa năm nào giá nhãn xuồng “bèo” như hiện nay, thường nhãn xuồng giá thấp nhất cũng ở mức 25.000 đồng/kg nhưng giờ tôi bán nhãn xuồng giá là 13.000 đồng/kg, chủ yếu thương lái nhỏ đến mua bằng xe máy rồi vận chuyển đi. Còn mọi năm thì thương lái họ thu mua sản lượng lớn rồi chở đi một lượt. Trước tình hình này, tôi cũng lo lắng đầu ra khi nhãn vào chính vụ nên đang tìm kiếm thương lái để giải quyết đầu ra cho 2 công nhãn đang tới vụ thu hoạch rộ cuối tháng 7 này…”.


Anh Trần Văn Khánh, ấp An Lạc, xã An Thạnh Tây (Cù Lao Dung) thông tin: “Tôi vừa thu hoạch xong nhãn Ido, thường nhãn Ido tôi xử lý ra trái vụ nghịch nên vụ này chỉ xử lý trái vài cây để kiếm tiền xài trong vài tháng, đợi nhãn tới vụ nghịch sẽ có thu nhập tốt hơn. Với 2ha nhãn Ido, tôi chỉ xử lý tầm 20 cây lấy trái. Nhãn vừa bán xong, lái mua 15.000 đồng/kg, giá thấp hơn cùng kỳ thời điểm năm trước 50% nhưng tính toán vẫn có lợi nhuận chút ít. Dự kiến vườn nhãn Ido của gia đình, tôi sẽ xử lý ra trái tháng 11 tới, với tình hình dịch bệnh Covid-19 cũng đang phân vân không biết sẽ như thế nào để sản xuất mùa vụ cho hợp lý, tiêu thụ tốt sản phẩm”.


Theo số liệu thống kê của ngành chuyên môn, diện tích trồng nhãn của tỉnh 3.130ha (diện tích đang cho trái 2.536ha, cơ cấu giống là nhãn da bò diện tích trồng 1.706ha (chiếm 54,5%), diện tích cho trái 1.550ha; nhãn xuồng 717ha (chiếm 22,9%), diện tích cho trái 566ha; nhãn Ido 407ha (chiếm 13%), diện tích cho trái 246ha; thanh nhãn 260ha (chiếm 8,3%), diện tích cho trái 141ha; nhãn khác 40ha (chiếm 1,3%), diện tích cho trái 19ha. Sản lượng nhãn của tỉnh, dự kiến thu hoạch từ tháng 7-2021 đến tháng 12-2021, ước khoảng 25.626 tấn.


Bên cạnh đó, thống kê tại các huyện có diện tích trồng nhãn tập trung thì hiện tại có 37 vựa, cơ sở, đại lý thu mua cây ăn trái tại các huyện: Kế Sách (32 cơ sở) và Long Phú (5 cơ sở) nhưng chỉ còn 15 cơ sở hoạt động thu mua nhỏ lẻ và cầm chừng. Riêng TX. Vĩnh Châu và huyện Cù Lao Dung không có vựa, cơ sở, đại lý thu mua. Trước tình hình thực tế chung là do ảnh hưởng dịch bệnh Covid-19, việc tiêu thụ các mặt hàng nông sản của các tỉnh, trong đó có tỉnh Sóc Trăng gặp nhiều khó khăn, chủ yếu trên cây ăn trái và rau màu. Để tiêu thụ nhãn đầu ra khi vào chính vụ tốt, từng ngành, từng địa phương đã đưa ra một số giải pháp cụ thể, hữu hiệu, giúp nhà vườn tiêu thụ hết lượng nhãn sau thu hoạch, nhằm đảm bảo thu nhập cho nhà vườn và có sự cân đối phân bố sản xuất phù hợp cũng như đưa ra các giải pháp tiêu thụ trên sàn thương mại điện tử. Qua đó, người dân tiếp cận kênh phân phối trên sàn giao dịch điện tử cũng như giới thiệu, quảng bá, trái nhãn của hộ.


Truy xuất nguồn gốc và bán hàng qua trang thương mại điện tử- Giải pháp tiêu thụ nhãn trong mùa dịch

THÚY LIỄU | BÁO SÓC TRĂNG

Bình luận

أحدث أقدم

Vietnam Logistics and Aviation School

Chuyên cung cấp các loại trái cây đặc sản miền Tây tươi - sạch - ngon