ADS

Sàn giao dịch thương mại điện tử Nông sản An Tâm

Hỗ trợ người dân chăm sóc, khôi phục vườn dừa

Để hỗ trợ người dân chăm sóc, khôi phục vườn dừa bị ảnh hưởng sau hạn mặn, ngày 19-3-2021, HĐND tỉnh Bến Tre đã có Nghị quyết (NQ) số 05 về việc ban hành chính sách hỗ trợ cho người chăm sóc, khôi phục vườn dừa bị ảnh hưởng sau hạn mặn trên địa bàn tỉnh. UBND tỉnh giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) chủ trì phối hợp với các ngành liên quan tổ chức triển khai tinh thần NQ số 05. Qua thời gian triển khai thực hiện, bước đầu NQ đã đi vào cuộc sống.

đặc sản Bến Tre, trái cây Bến Tre, trái cây miệt vườn, trái cây đồng khởi, dừa uống nước, dừa xiêm xanh, dừa xiêm lục, dừa xiêm Bình Phú, dừa xiêm Phong Mỹ, dừa xiêm Phong Nẫm, dừa xiêm Mỹ Thạnh, dừa xiêm Giồng Trôm, dừa xiêm Bến Tre, dừa xiêm Đồng Khởi, dừa xiêm miền Tây, khôi phục vườn dừa
Thực hiện chính sách hỗ trợ kịp thời giúp người dân khôi phục vườn dừa, nâng cao năng suất dừa trái. Ảnh: Cẩm Trúc


Đối tượng hỗ trợ


Đợt hạn mặn mùa khô năm 2019-2020 gay gắt, kéo dài đã tác động tiêu cực đến sản xuất, đời sống của người dân. Lĩnh vực nông nghiệp, UBND tỉnh đã phê duyệt kinh phí hỗ trợ để khôi phục lại vùng sản xuất nông nghiệp bị thiệt hại do hạn mặn theo quy định tại Nghị định số 02/2017/NĐ-CP là 38.496.783.000 đồng, cho các đối tượng gồm: cây lúa vụ Thu Đông 2019, rau màu, cây ăn trái lâu năm, chủ yếu là sầu riêng, chôm chôm, bưởi da xanh... Đối với cây dừa, tuy không bị chết nhưng giảm năng suất, chất lượng, ảnh hưởng đến sinh trưởng. Gần như toàn bộ 72.000ha vườn dừa của Bến Tre đều bị giảm năng suất, chất lượng và đa phần giảm từ 30 - 40%, nhất là các giống dừa uống nước.


Tuy nhiên, theo quy định tại Nghị định số 02/2017/NĐ-CP thì cây dừa không đảm bảo điều kiện để được hỗ trợ khôi phục sản xuất. Do dừa bị giảm năng suất, chất lượng nên thu hoạch của người trồng dừa bị giảm bình quân từ 50 - 60%, thậm chí có lúc dừa không bán được vì không đạt tiêu chuẩn cùng với tác động của dịch Covid-19 nên người trồng dừa gặp nhiều khó khăn, dẫn đến việc chăm sóc, phục hồi vườn dừa sau hạn mặn rất hạn chế. Do vậy, để giúp người trồng dừa có điều kiện mua phân bón chăm sóc vườn dừa, sớm khôi phục sản xuất là việc làm rất cần thiết.


NQ số 05 của HĐND tỉnh Bến Tre áp dụng cho tất cả hộ dân trồng dừa và toàn bộ diện tích trồng dừa bị ảnh hưởng do hạn mặn trên địa bàn tỉnh; các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc thực hiện chính sách hỗ trợ hộ dân chăm sóc, khôi phục vườn dừa sau hạn mặn. Chính sách hỗ trợ phải đảm bảo công bằng, công khai, minh bạch. Hỗ trợ cho các đối tượng trực tiếp canh tác dừa bị ảnh hưởng do hạn mặn.


Điều kiện hỗ trợ: Mật độ trồng tối thiểu 160 cây/ha; dừa uống nước tối thiểu 200 cây/ha. Diện tích trồng không bao gồm diện tích dừa có trồng xen cây ăn trái đã được hỗ trợ theo Nghị định số 02/2017/NĐ-CP về cơ chế, chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp để khôi phục sản xuất. Mức hỗ trợ: 1 triệu đồng/ha, hình thức hỗ trợ bằng tiền mặt. Kinh phí hỗ trợ từ nguồn ngân sách nhà nước.

đặc sản Bến Tre, trái cây Bến Tre, trái cây miệt vườn, trái cây đồng khởi, dừa uống nước, dừa xiêm xanh, dừa xiêm lục, dừa xiêm Bình Phú, dừa xiêm Phong Mỹ, dừa xiêm Phong Nẫm, dừa xiêm Mỹ Thạnh, dừa xiêm Giồng Trôm, dừa xiêm Bến Tre, dừa xiêm Đồng Khởi, dừa xiêm miền Tây, khôi phục vườn dừa
Vườn dừa xã Phong Nẫm (Giồng Trôm) dần khôi phục sau hạn mặn. Ảnh: H. Hiệp


Giải ngân 100% nguồn kinh phí


Theo Giám đốc Sở NN&PTNT Đoàn Văn Đảnh, việc ban hành NQ về chính sách hỗ trợ phân bón chăm sóc, nhằm khôi phục sản xuất vùng bị thiệt hại do thiên tai, hạn mặn, thúc đẩy giữ vững vùng nguyên liệu dừa lớn nhất của cả nước; đồng thời, góp phần cải thiện nguồn thu nhập chính của người dân. Sau khi triển khai thực hiện NQ số 05 của HĐND tỉnh, Sở NN&PTNT đã chỉ đạo các ngành chuyên môn, các huyện, thành phố khẩn trương rà soát, thống kê, thẩm định và tập hợp số diện tích vườn dừa trong tỉnh đúng theo tinh thần NQ của HĐND tỉnh và đã sớm có báo cáo kết quả trình cấp có thẩm quyền phê duyệt, với tổng diện tích dừa thiệt hại toàn tỉnh là 67.318ha.


Sở NN&PTNT cũng đã tiến hành kiểm tra hồ sơ của từng địa phương và đã có văn bản gửi Sở Tài chính thẩm định, cấp kinh phí với tổng số tiền 67,32 tỷ đồng. Trong đó, huyện Mỏ Cày Nam 15.089ha, Giồng Trôm 17.506ha, Chợ Lách 195ha, TP. Bến Tre 1.896ha, Ba Tri 3.826ha, Châu Thành 4.984ha, Bình Đại 7.849ha, Thạnh Phú 7.059ha và Mỏ Cày Bắc 8.020ha. Đến nay, sau khi giải ngân thí điểm tại huyện Giồng Trôm, Mỏ Cày Nam, các huyện còn lại cũng đã được giải ngân 100% nguồn kinh phí.


Trưởng phòng NN&PTNT huyện Giồng Trôm Nguyễn Vũ Phong cho biết, từ khi triển khai thực hiện NQ số 05 của HĐND tỉnh, huyện đã tập trung chỉ đạo phối hợp thống kê và báo cáo cụ thể diện tích thiệt hại của từng ấp, xã trong toàn huyện về tỉnh. Qua thống kê, đã có 17.506ha bị thiệt hại cần được hỗ trợ. Sau khi được tỉnh phê duyệt và giải ngân toàn bộ số tiền trên, huyện đã chỉ đạo các địa phương giải ngân đến ngày 22-6-2021 đạt 60% nguồn kinh phí; dự kiến đến cuối tháng 6-2021 sẽ hoàn thành giải ngân cho người dân.


Phó chủ tịch UBND xã Bình Hòa, huyện Giồng Trôm Nguyễn Ngọc Thắng cho biết, toàn xã có 7 ấp nhưng có 5 ấp trước đây đã được hỗ trợ trên cây có múi với tổng diện tích trên 800ha, hiện chỉ còn 2 ấp được hỗ trợ dừa với tổng diện tích 351ha. Xã cơ bản giải ngân xong, chỉ còn vài hộ đi làm ăn xa chưa về nhận. Việc kịp thời hỗ trợ làm nhiều người dân rất phấn khởi. Bà Nguyễn Thị Mai ở xã Cẩm Sơn, huyện Mỏ Cày Nam nhận 500 ngàn đồng đợt này cho rằng, tuy không nhiều nhưng đã góp một phần để gia đình bà mua phân bón vườn dừa bị ảnh hưởng hạn mặn thời gian qua.


THBT - Hỗ trợ người dân khôi phục vườn dừa

Hoàng Lam | Báo Đồng Khởi

Bình luận

أحدث أقدم

Vietnam Logistics and Aviation School

Chuyên cung cấp các loại trái cây đặc sản miền Tây tươi - sạch - ngon