Những tán táo xòe rộng, tỏa ra nằm trên giàn và cứ thế bung hoa, kết trái căng mọng. Mô hình trồng táo nhà lưới mang lại hiệu trái và lợi nhuận kinh tế, không chỉ nâng cao đời sống nhân dân mà còn giúp xã Phong Phú vững vàng trong thế “tam nông”…
Đặc điểm khí hậu của Tuy Phong nắng nhiều và khô hanh gần như giống với khí hậu của Ninh Thuận quanh năm nên rất phù hợp với cây táo. |
Những vườn táo căng mọng
Tháng 6 về xã Phong Phú, huyện Tuy Phong giữa cái nắng nóng oi ả mùa hè, chúng tôi vẫn thấy màu xanh mát, tươi tốt của lúa, thanh long, táo... Đi trên tuyến đường liên xã Phong Phú - Liên Hương, rất ngỡ ngàng khi thấy những vườn táo nhà lưới trắng lô nhô giữa ruộng đồng xanh thẳm, tạo nên bức tranh thiên nhiên đa sắc màu, đầy sức sống của một vùng quê thanh bình. Mỗi mùa, người nông dân Phong Phú lại bước vào vụ thu hoạch các loại trái khác nhau. Nếu như từ giữa tháng giêng đến cuối tháng 4 là mùa thu hoạch lúa, mít, xoài, thanh long thì từ tháng 6 đến cuối tháng chạp là thời điểm thu hoạch táo. Khí hậu nắng gió và hanh khô không chỉ tạo điều kiện thuận lợi cho cây táo phát triển mà còn thấm đẫm trong những trái táo xinh xắn, dễ thương vị ngọt đậm đà khó quên. Trái táo ở vùng đất nắng gió này có vị ngọt thanh, giòn ngon hơn hẳn vùng khác. Táo chín ngọt và ngon nhất là vào mùa hè. Khi cắn miếng táo giòn trong miệng, sự mát ngọt lan tỏa...
Năm nào cũng vậy, cứ vào mùa thu hoạch táo là không khí vùng quê này sôi động hẳn lên, các nhà vườn luôn có người lui tới thu hoạch, mua táo, còn bà con phấn khởi vì được mùa, được giá… Trên đường vào xã vẫn gặp những chuyến xe chở đầy táo ngược xuôi ra các chợ đầu mối. Anh Võ Ngọc Tân - Chủ tịch Hội Nông dân xã Phong Phú cho biết: Một thời Phong Phú sống độc canh cây lúa nên đời sống người dân còn khó khăn, cơ cực. Từ khi đem cây táo về trồng hơn 10 năm nay thì thu nhập của bà con có khấm khá hơn, góp phần quan trọng cải thiện tiêu chí “Thu nhập” trong bộ tiêu chí xây dựng nông thôn mới của xã. Bà con học hỏi lẫn nhau rồi chia sẻ nhau về kinh nghiệm trồng táo, nhờ đó mà nhiều năm qua, cây táo phát triển mạnh. Toàn huyện Tuy Phong có trên 50 ha táo, trong đó xã Phong Phú chiếm tới 30 ha, phần lớn là mô hình trồng táo nhà lưới, đã góp phần giảm hộ nghèo và số hộ làm kinh tế giỏi tăng qua từng năm. Với giá táo bán bình quân từ 12.000 - 14.000 đồng/kg tại vườn, trung bình 1 sào táo thu nhập có lãi trên 70 triệu đồng.
9 giờ sáng, chị Nguyễn Hồng Lam đã đưa tay thoăn thoắt hái những trái táo căng mọng ở trên cao cho vào giỏ. Cầm trái táo đến độ chín, vỏ căng mọng, nông dân này giới thiệu: “Phong Phú đất đai còn khô cằn, nắng gắt nhưng táo lại ngon, ngọt nức tiếng. Trái có vỏ mỏng, thịt mọng nước và ngọt lịm. Ai đến thăm vườn, ăn thử cũng khen”. Đúng như lời giới thiệu, táo ở vườn gia đình chị Lam trái nào cũng căng tròn, ngon ngọt đặc biệt.
Gắn bó với nghề trồng táo hơn 7 năm, năm nào cũng cho thu nhập đáng kể, ông Trương Văn Đằng, thành viên Tổ cây táo ở xã Phong Phú chia sẻ kinh nghiệm: Trồng táo trong nhà lưới tránh được sâu bệnh nên giảm thiểu việc dùng thuốc bảo vệ thực vật, phân hóa học và bảo vệ được trái không bị rám vỏ, sẫm màu do ánh nắng mặt trời, giảm tỷ lệ gãy cành, rụng trái khi mưa to, gió lớn... giúp thu được sản phẩm sạch và chất lượng cao. Theo chu kỳ, sau khi thu hoạch xong, chỉ cần cắt tỉa cành, sau đó bón phân dưỡng cây đâm chồi, tạo tán, thời gian sau cây tiếp tục cho trái. Theo ông Đằng thì táo là loại cây lâu năm, rất dễ trồng, dễ chăm sóc hơn so với các loại cây trồng khác, nhưng để táo sớm đậu trái, yếu tố kỹ thuật là cần cung cấp đủ lượng nước tưới và duy trì độ ẩm cho cây vào mùa nắng nóng vừa cho năng suất cao và duy trì hiệu trái cây cho trái bền lâu; đồng thời chăm sóc theo hướng hữu cơ, chủ yếu sử dụng phân chuồng, các chế phẩm sinh học để bón cho cây.
Theo một số nhà vườn trồng táo cho biết: Cây táo ở Phong Phú là táo xanh hay còn gọi là táo ta, chi phí đầu tư rất ít, vừa với khả năng của bà con nông dân, hiện tại là cây có thu nhập cao nhất trong các loại cây trồng của địa phương. Lúc đầu, cũng chưa có nhiều người biết đến, táo chỉ được mang bán tại các chợ lân cận nên không được giá, người trồng táo cũng rất khó khăn bởi đầu ra. Nhưng dần dần, thứ trái ngọt, ăn giòn tan này đã nhanh chóng chiếm lĩnh được sự yêu chuộng của thị trường và đã vươn xa đến nhiều nơi trong nước. Điều đáng mừng là người trồng táo xã Phong Phú gần như không phải lo đầu ra. Cứ mỗi khi thu hoạch là tư thương đến tận vườn táo nơi đây để đặt mua. Có thời điểm “cung” không đủ “cầu”, người nông dân trăn trở vì… không có đủ táo để bán. Ngoài bán buôn cho thương lái, người dân xã Phong Phú còn chủ động đem bán trực tiếp tại các chợ đầu mối trong huyện để tăng lợi nhuận.
Anh Trần Văn Út, một chủ thu mua táo ở xã Phú Lạc cho biết, gia đình anh thu mua táo tại vườn, sau đó đóng hàng gửi xe đưa đi, mỗi chuyến vài trăm ký táo. Táo Phong Phú ngon, tiêu thụ mạnh ở các nơi như Đà Nẵng, Nha Trang, TP. Hồ Chí Minh, Hà Nội…
Cây táo ở Phong Phú là táo xanh hay còn gọi là táo ta, chi phí đầu tư rất ít, vừa với khả năng của bà con nông dân |
Nâng cao kỹ thuật sản xuất
Câu chuyện “tam nông” ở Phong Phú kể hoài không hết. Có ai biết, những năm trước đây sản xuất nông nghiệp thiếu vốn, năng suất, chất lượng kém, nhưng rồi “cái khó ló cái khôn”, sau nhiều năm được Nhà nước đầu tư kết cấu hạ tầng thiết yếu, nhất là hệ thống các công trình thủy lợi phủ kín thì nông nghiệp ở vùng đất miền núi này được khơi thông và có sự bứt phá rất ngoạn mục. Điều đáng mừng hơn là người dân đã có những nhận thức mới để thay đổi cách nghĩ, cách làm ăn bằng việc khai thác tiềm năng thế mạnh của địa phương với những mô hình kinh tế hiệu trái. Đặc biệt, mấy năm nay, cây táo xuất hiện cùng với các loại cây trái chất lượng cao như sầu riêng, bưởi da xanh, mít Thái, bơ, thanh long, nho… dần thay thế cho một số cây trồng kém hiệu trái, đem lại nguồn thu nhập khấm khá cho nông dân, góp phần xóa đói giảm nghèo.
Để nâng cao chất lượng trái táo, nông dân Phong Phú đã áp dụng nhiều biện pháp kỹ thuật, đầu tư mạnh vào công nghệ sản xuất, trong đó đầu tư xây dựng hệ thống nhà lưới bài bản và mang lại hiệu trái cao. Cùng với đó, Hội Nông dân xã cũng đã thành lập 2 tổ phát triển cây táo, với trên 30 hộ nông dân, đồng thời xúc tiến phát triển 17 sào táo theo tiêu chuẩn VietGAP nhằm tăng cường hỗ trợ, phát triển mạnh loại cây có lợi thế và giá trị kinh tế này trên vùng đất nắng gió.
Trò chuyện với chúng tôi, các chủ vườn táo cho biết trước đây cây táo hay bị sâu bệnh, đến giai đoạn đậu trái có rất nhiều sâu đục trái làm cho trái bị dòi và chất lượng trái không cao. Tuy nhiên, từ khi xây dựng nhà lưới thì việc phòng trừ địch hại cho táo được tốt hơn, trái táo được bảo vệ tuyệt đối trước sự xâm hại của sâu, bướm, nhất là ruồi vàng nên trái sạch, năng suất cao. Đặc biệt, táo nhà lưới không phải sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, trái nhiều, da bóng và rất an toàn cho người sử dụng.
Chủ tịch Hội Nông dân xã Phong Phú cho biết thêm: Để nâng cao chất lượng, hiệu trái kinh tế từ cây táo và để loại nông sản này thành sản phẩm chủ lực của xã, gắn với chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP). Thời gian tới, địa phương sẽ tiếp tục tuyên truyền, vận động người dân đẩy mạnh ứng dụng khoa học kỹ thuật vào trồng táo để tăng năng suất, chất lượng sản phẩm; tráing bá và xây dựng thương hiệu, nhất là từng bước tạo ra nhiều loại sản phẩm từ trái táo như táo ép, táo sấy, mứt táo để chủ động khâu tiêu thụ, bảo đảm đầu ra ổn định, giúp bà con nông dân yên tâm đầu tư sản xuất…
Mỗi thước đất ở Phong Phú đều thấm mồ hôi của những con người chịu thương, chịu khó. “Trời đất không phụ lòng người, táo trồng trên vùng đất nắng gió luôn phát triển khỏe mạnh, tươi tốt, tặng trái ngọt cho đời”- ông Trương Văn Đằng, thành viên Tổ cây táo hồ hởi nói.
Chuyển đổi trồng táo trên đất lúa
Minh Chiến | Báo Bình Thuận
Đăng nhận xét