ADS

Sàn giao dịch thương mại điện tử Nông sản An Tâm

Đồng Nai xuất khẩu bẹ chuối cấy mô

Bẹ chuối xuất khẩu không phải là điều xa lạ. Tuy nhiên, nó chỉ áp dụng được với những loại chuối có bẹ dẻo như chuối sứ, chuối hột. Nhưng hiện nay, ở Đồng Nai, đã có một người nghiên cứu và thực hiện thành công bẹ chuối cấy mô xuất khẩu đi rất nhiều nước trên thế giới trong đó có thị trường khó tính như Châu Âu. Điều này không chỉ tận dụng được những bẹ chuối bỏ đi sau thu hoạch của vùng thủ phủ chuối Đồng Nai mà còn mở ra cơ hội phát triển chuối bền vững cho bà con nông dân.



Khi cây chuối được tách xong, bẹ chuối sẽ được đem đi phơi nắng, nếu trời mưa thì sẽ mang đi sấy, sau đó là thực hiện quy trình xử lý làm dẻo bẹ chuối. Theo ông Hùng, để biến được bẹ chuối vốn bản chất giòn sang dẻo là cả một quá trình gian nan mà ông đã nghiên cứu, học hỏi gần nữa năm nay. Khi sản phẩm được thị trường chấp nhận, có nhiều đơn hàng đặt, ông Hùng đã tích cực đi đến từng vườn chuối sau thu hoạch của người dân để chỉ cho họ cách tách thân chuối bán lấy tiền.


Thay vì vứt bỏ thân chuối như từ trước đến nay, thì giờ người dân chỉ cần chịu khó tách thân chuối, phơi khô còn từ 20 đến 25 độ thì ông Hùng sẽ thu mua 1 ký 8 ngàn đồng. Theo tính toán của ông Hùng, mỗi thân chuối khi tách phơi khô sẽ đạt từ 1,3 đến 1,7 ký thành phẩm, trung bình 1 héc ta chuối người dân có thể thu nhập thêm được trên 20 triệu đồng từ thân chuối.


Anh Trương Quốc Sáng, nông dân trồng chuối ở xã Thanh Bình, huyện Trảng Bom: “Làm chuối phơi khô này thấy rất là dễ chứ nếu bỏ thế này thấy cũng hoang phí. Cái này nói chung trẻ nhỏ người lớn gì cũng làm được, có thời gian rảnh là làm kiếm thêm thu nhập thôi”.

trái cây Đồng Nai, đặc sản Đồng Nai, trái cây Đông Nam Bộ, chuối cấy mô Thanh Bình, chuối cấy mô Trảng Bong, chuối cấy mô Đồng Nai, bẹ chuối xuất khẩu, chế biến bẹ chuối
Vùng nguyên liệu chuối cấy mô dồi dào tại Trảng Bom, Đồng Nai


Ông Lý Minh Hùng, Giám đốc HTX Thanh Bình, xã Thanh Bình, huyện Trảng Bom: “Tôi là một nông dân của Đồng Nai, tôi có lợi thế là đã có xúc tiến về sản phẩm này và tôi chịu trách nhiệm với những sản phẩm mà bà con đã làm. Cái cách mà chúng ta cùng bàn với nhau để làm sao làm ra sản phẩm tốt nhất để đáp ứng thị trường đó mới là cách bền vững hơn. Thật sự là cái này tôi đã chuẩn bị kỹ và hiện nay tôi đã ký với họ hợp đồng 3 năm”.


Với lợi thế về hợp đồng số lượng không giới hạn, trong khi vùng nguyên liệu lại rất dồi dào thì đây chính là cơ hội không chỉ cho Hợp tác xã mà còn là hướng đi mới cho người nông dân trồng chuối cấy mô.


Ông Lý Minh Hùng, Giám đốc HTX Thanh Bình, xã Thanh Bình, huyện Trảng Bom: “Đầu tháng 5 này, tôi xúc tiến làm sấy nano để một mẻ đầu vào là 5 tấn thì mẻ đầu ra sẽ được 1 tấn trong quy trình là 24 giờ, như vậy mỗi tháng tôi làm ra thành phẩm được 30 tấn . Nếu mà tính theo đô la là 0,6 đô cho 1 ký thì tôi cũng có được chừng khoảng 30 ngàn đô trong 1 tháng, đó là doanh thu cho Hợp tác xã, tôi chia sẻ với mọi người để chúng ta cùng kiếm tiền với nhau thôi


Theo ông Hùng, bẹ chuối khô xuất đi không chỉ đủ độ dẻo mà còn phải đảm bảo độ ẩm nhất định, chiều dài của bẹ đạt từ 1,1 mét trở lên, chiều rộng 4 phân trở lên. Hiện thị trường chính là Mỹ, Canada, Italia, Australia, Malaixia..


Lê Thủy | Đài PTTH Đồng Nai

Bình luận

Mới hơn Cũ hơn

Vietnam Logistics and Aviation School

Chuyên cung cấp các loại trái cây đặc sản miền Tây tươi - sạch - ngon