Ngày 22/3, Hợp tác xã sản xuất chế biến nông thuỷ sản Phú Cường - Sông Đà (xã Thịnh Minh - TP Hoà Bình) đã xuất 20 tấn chuối được cấp mã số vùng trồng xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc. Đây là đợt hàng xuất khẩu đầu tiên của HTX trong năm 2021 sau dịch Covid-19.
Nhân viên Hợp tác xã sản xuất chế biến nông thuỷ sản Phú Cường - Sông Đà (xã Thịnh Minh - TP Hoà Bình) đóng gói bao bì chuối xuất khẩu. |
HTX này hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, riêng diện tích chuối có khoảng 25 ha, sản lượng khoảng 750 tấn/năm. Dự kiến năm 2021, HTX sẽ xuất sang thị trường Trung Quốc khoảng 800 tấn chuối. Quá trình sản xuất, sơ chế, đóng gói thực hiện theo tiêu chuẩn VietGAP, bảo đảm ATVSTP. Mã số vùng trồng đã được quy định rõ tại điều 64, Luật Trồng trọt (Luật số 31/2018/QH14), có hiệu lực từ 1/1/2020.
Để được cấp mã số thì vùng trồng phải đáp ứng nhiều yếu tố như: Được trồng tập trung, thuần loài, diện tích phù hợp và được định vị, được áp dụng quy trình đồng nhất về canh tác, phòng trừ dịch bệnh, nhật ký đồng ruộng đầy đủ, đặc biệt là nhật ký về xử lý thuốc bảo vệ thực vật (BVTV), đã được cấp chứng nhận hoặc chứng minh được việc áp dụng quy trình sản xuất tiên tiến (GAP). Đi liền với cấp mã số vùng trồng là việc cấp mã số cơ sở đóng gói, đây là yêu cầu căn bản để thực hiện quy định kiểm dịch thực vật xuất khẩu.
Tại khu vực phía Bắc, một số tỉnh đã thực hiện khá thành công việc cấp và quản lý mã số trên các vùng trồng nhãn, vải, chuối, dưa hấu, thanh long xuất khẩu như tỉnh Hải Dương, Bắc Giang... Tại tỉnh Hòa Bình, hoạt động hỗ trợ cấp mã số vùng trồng, mã số cơ sở đóng gói đã được thực hiện thí điểm từ năm 2019. Đến nay, tỉnh đã được Cục BVTV (Bộ NN&PTNT) cấp 9 mã số vùng trồng với diện tích 76,3 ha và 7 mã số cơ sở đóng gói. Từ những vùng trồng được cấp mã số, trong năm 2020, đã có 120 tấn nhãn Sơn Thủy của huyện Kim Bôi và 180 tấn chuối của TP Hòa Bình được xuất khẩu chính ngạch sang thị trường Trung Quốc.
Xuất khẩu hàng nông sản sang Trung Quốc bằng đường chính ngạch phải được quan tâm | THDT
إرسال تعليق