ADS

Sàn giao dịch thương mại điện tử Nông sản An Tâm

Hàng loạt diện tích cam phải phá bỏ, vì sao?

Cây trồng bị bệnh, chỉ khai thác được 1-2 vụ đã phải phá bỏ, gây thiệt hại nặng là tình trạng người trồng cam Canh ở xã Bình Sơn, huyện Lục Nam (Bắc Giang) đang gặp phải. Thực tế này đòi hỏi người dân, chính quyền, ngành chức năng có giải pháp khắc phục, ngăn chặn, không để tiếp diễn ở những địa phương khác.

đặc sản Bắc Giang, trái cây Bắc Giang, cam đường canh, cam ngọt, bệnh Greening, cam Bình Sơn, cam Lục Nam, cam Bắc Giang, cam hữu cơ, trồng cam
Vợ chồng ông Nguyễn Đình Khám, thôn Bình Giang chặt bỏ cam để trồng cây khác.

Chặt cam trồng cây khác


Thời điểm này, cây có múi đang vào vụ thu hoạch rộ nhưng nhiều hộ dân ở xã Bình Sơn lại phải đánh gốc, nhổ bỏ cam Canh. Gia đình ông Nguyễn Đình Khám, thôn Bình Giang trồng gần 2 ha cam từ năm 2016. Sau đó, ông chỉ khai thác được một vụ thì cam bị bệnh. 

Khi phát hiện, ông Khám đã đi học hỏi kinh nghiệm chăm sóc ở một số vùng thâm canh cam, bưởi, đồng thời phun thuốc trị bệnh cho cây nhưng cam vẫn yếu ớt, quả khô. Năm ngoái ông đã phá bỏ một mẫu cam chuyển sang trồng ổi, nhãn, cây ngắn ngày để tận dụng diện tích khi cây ăn quả chưa khép tán.

Hiện nay, ông tiếp tục đào gốc những cây cam cằn cỗi, mắc bệnh để tính toán trồng giống cây khác. Ông Khám nói: “Xót lắm, mất bao công chăm sóc cây mới to cao như thế này nhưng tôi vẫn phải chặt bỏ vì chẳng còn cách nào khác. Nếu cứ giữ cam thì hằng năm không được thu hoạch, lãng phí đất”.

Cùng ở thôn Bình Giang, hộ ông Nguyễn Văn Trình có gần 1 ha cam. Thăm vườn của gia đình ông Trình cho thấy, cây nào cũng có quả nhưng vỏ lấm tấm nốt đen. Có cây quả rụng thối nhũn quanh gốc, cành lá vàng vọt thiếu sức sống. Khi nếm thử một quả còn trên cây thì vị nhạt, không ăn được. Dù chưa phá bỏ hết nhưng khu vườn này đã được chủ nhân trồng kế bằng một số cây bưởi nhỏ để từng bước thay thế cam Canh.

Không chỉ hộ ông Khám, ông Trình, những vườn cam Canh đã bị đào gốc, cành lá chất ngổn ngang là tình trạng chung ở nhiều hộ trồng cam tại xã Bình Sơn. Theo ông Nguyễn Văn Nhã, Chủ tịch Hội Nông dân xã Bình Sơn, toàn xã có khoảng 70 ha cam bị bệnh phải phá bỏ trong tổng số 120 ha cam, tập trung tại các thôn: Làng, Bãi Đá, Bãi Dạn, Cống Thuận, Bình Giang, Đồng Bản. 

Nguyên nhân chính là do các hộ trồng cam không lựa chọn kỹ cây giống, mua giống trôi nổi khiến cam bị bệnh Greening. Đáng ngại là khi cây mắc phải bệnh này chỉ còn cách nhổ bỏ bởi chưa có cách chữa trị. Cũng theo ông Nhã, những diện tích cam được kiểm soát giống tốt như một số mô hình do cơ quan chuyên môn của huyện triển khai vẫn sinh trưởng, phát triển tốt do cây giống bảo đảm. Trước mắt, xã khuyến cáo nhà vườn cuốc bỏ cả rễ cây bệnh, sau đó xử lý đất bằng cách rắc vôi bột, phơi đất 5-6 tháng mới trồng cây mới.
đặc sản Bắc Giang, trái cây Bắc Giang, cam đường canh, cam ngọt, bệnh Greening, cam Bình Sơn, cam Lục Nam, cam Bắc Giang, cam hữu cơ, trồng cam
Vườn cam của hộ ông Nguyễn Văn Trình, thôn Bình Giang đang được thay thế bằng một số giống bưởi.

Kiểm soát chặt cây giống, chăm sóc theo hướng hữu cơ


Thực tế cho thấy, việc không lựa chọn được cây giống chất lượng đã khiến nhiều hộ dân ở xã Bình Sơn phải phá bỏ cam, không những tốn công, lãng phí đất mà tiền của đầu tư không mang lại giá trị. 

Chủ tịch Hội Nông dân xã Bình Sơn hạch toán, bình quân mỗi ha khoảng 500 gốc cam Canh, sau 4-5 năm trồng, thông thường riêng giống có giá 1 triệu đồng/gốc. Với gần 70 ha cam phải phá bỏ, toàn xã Bình Sơn thiệt hại khoảng 35 tỷ đồng (không kể công chăm sóc và sản lượng quả). Như vậy, người trồng cam thất thu rất lớn.

Bên cạnh chất lượng giống, ông Nguyễn Tiến Ky, Viện Nghiên cứu đào tạo và Tư vấn Khoa học công nghệ (Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam) cho rằng, khảo sát cách chăm sóc cam của người dân xã Bình Sơn ông thấy vẫn có tình trạng lạm dụng phân hóa học để bón cho cây. 

Toàn xã có khoảng 70 ha cam bị bệnh phải phá bỏ trong tổng số 120 ha cam, tập trung tại các thôn: Làng, Bãi Đá, Bãi Dạn, Cống Thuận, Bình Giang, Đồng Bản”.

Ông Nguyễn Văn Nhã, Chủ tịch Hội Nông dân xã Bình Sơn

Vì thế, chỉ sau thời gian ngắn cây sẽ yếu, giảm sức đề kháng do thiếu một số khoáng chất, từ đó dễ nhiễm bệnh. Để khắc phục, người dân cần thay đổi nếp nghĩ, cách làm, sử dụng phân bón hữu cơ, vi sinh, bổ sung dinh dưỡng cho cây, cho đất thì mới bền vững được.

Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT Lê Bá Thành cho rằng, sự việc như ở xã Bình Sơn là bài học để người dân “thức tỉnh” trong sản xuất. Đó là cần xác định giống là tiền đề, phân bón là cơ sở, chăm sóc là yếu tố quyết định. 

Vì thế, đầu tiên phải chọn giống sạch bệnh, cây khỏe, trồng đúng mật độ; lựa chọn đất phù hợp, chăm sóc theo hướng hữu cơ, an toàn sinh học, đặc biệt không dùng thuốc trừ cỏ trong các vườn quả. Thuốc diệt cỏ sẽ làm mất cân bằng sinh thái, tiêu diệt sinh vật có ích, đất chai cứng khiến cây khó hấp thu khoáng chất.

Cùng với các giải pháp trên, nhiều ý kiến đề xuất cơ quan chức năng cần kiểm soát chặt chẽ nguồn giống, không để giống trôi nổi, kém chất lượng cung ứng đến người dân. 

Xã Bình Sơn (Lục Nam): Hàng loạt diện tích cam phải phá bỏ, vì sao?

Trường Sơn - BGĐT

Bình luận

Mới hơn Cũ hơn

Vietnam Logistics and Aviation School

Chuyên cung cấp các loại trái cây đặc sản miền Tây tươi - sạch - ngon