ADS

Sàn giao dịch thương mại điện tử Nông sản An Tâm

Trung Quốc: Vụ vải thiều mới đối mặt với La Nina

Là nhà sản xuất vải thiều lớn nhất thế giới, quả vải Trung Quốc ngày càng tiếp cận được nhiều quốc gia hơn và sản lượng xuất khẩu của nước này cũng đang tăng đều đặn. Hiện tại, vải thiều Trung Quốc đang chuẩn bị vào vụ mới, nhưng do ảnh hưởng của La Nina, các vùng sản xuất vải đang gặp phải những thách thức gay gắt. Ông Wang Gaihua, Giám đốc Công ty TNHH Công nghệ Nông nghiệp Jieshi Quảng Đông (gọi tắt là "Jieshi Agricultural Science") đưa ra vài nhận định về ngành vải Trung Quốc và triển vọng sản xuất của vụ vải mới.

trái cây Trung Quốc, đặc sản Trung Quốc, trái cây Tàu, vải thiều Quảng Đông, vải thiều Quảng Tây, vải thiều Phúc Kiến, vải thiều Tứ Xuyên, vải thiều Hải Nam, trồng vải thiều
Hiện tại, vải thiều Trung Quốc đang chuẩn bị vào vụ mới, nhưng do ảnh hưởng của La Nina, các vùng sản xuất vải đang gặp phải những thách thức gay gắt.


Đánh giá về ngành vải thiều trong những năm gần đây - Ông Wang cho biết “Trung Quốc là quốc gia có diện tích canh tác lớn nhất và sản lượng lớn nhất thế giới. Diện tích canh tác chiếm khoảng 52,6% diện tích sản xuất vải toàn cầu. Tổng sản lượng vải thiều năm 2018 -2019 đạt mức kỷ lục là 3 triệu tấn, chiếm khoảng 61,34% sản lượng vải thiều toàn cầu. Tuy nhiên do ra ra quả quá nhiều niên vụ 2019 -2020 các vườn vải chưa hồi phục, ngoài ra do thời tiết khắc nghiệt nên sản lượng vải thiều chỉ đạt mức 2,55 triệu tấn."


Về thị trường, mặc dù gặp khủng hoảng và ảnh hưởng đại dịch Covid -19 nên tình hình sản xuất, trồng trọt và thị trường tiêu thụ của một số loại trái cây Trung Quốc không được như những năm trước nhưng ngành vải vẫn không bị ảnh hưởng lớn. “Khủng hoảng công trong nước đã được xoa dịu từ tháng 4, trong khi vải thiều được niêm yết từ giữa tháng 5, và mùa bán hàng cao điểm kéo dài đến cuối tháng 7. Trong giai đoạn này, nền kinh tế trong nước đã dần hồi phục, và có ít loại trái cây hơn trên thị trường. nên thị trường không có tính cạnh tranh cao, thêm vào đó, các kênh bán hàng mới như thương mại điện tử phát triển rất nhanh, kết quả là doanh số bán hàng tại thị trường Trung Quốc năm 2020 khá ấn tượng và giá bán hàng thậm chí còn cao hơn các năm trước." Ông Wang cho biết thêm "Châu Âu, Bắc Mỹ, Úc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đông Nam Á và Trung Đông là những thị trường xuất khẩu chính của vải từ Trung Quốc. Trong khi các nước xuất khẩu lớn khác vẫn đang phải chiến đấu Covid-19, tình hình đã được kiểm soát hiệu quả ở Trung Quốc. Niềm tin ngày càng tăng đối với chất lượng trái cây Trung Quốc xuất khẩu cũng đã giúp mở rộng nhập khẩu sang các khu vực này."


Việc xuất khẩu vải thiều Trung Quốc thường dựa vào vận chuyển bằng đường biển giá rẻ. Tuy nhiên từ 3 năm trở lại đây, việc vận chuyển bằng máy bay đã trở nên thường xuyên hơn. Vận chuyển bằng máy bay rút ngắn thời gian đưa quả vải từ vườn đến người tiêu dùng từ từ 30 ngày xuống còn khoảng 2 ngày, đảm bảo độ tươi của quả vải tốt hơn và cải thiện đáng kể khả năng cạnh tranh của vải Trung Quốc trên thị trường quốc tế. Hiện tại, các loại vải thiều được vận chuyển bằng máy bay chủ yếu là các giống cao cấp như Xianjinfeng, Jinggang Hongnuo và Lingfengnuo. Các giống vải phổ biến như Heiye, Feizixiao và Yuhebao vẫn chủ yếu được vận chuyển bằng đường biển.

trái cây Trung Quốc, đặc sản Trung Quốc, trái cây Tàu, vải thiều Quảng Đông, vải thiều Quảng Tây, vải thiều Phúc Kiến, vải thiều Tứ Xuyên, vải thiều Hải Nam, trồng vải thiều
Là loại quả dễ hư hỏng, vải thiều cần có yêu cầu kỹ thuật cao về sản xuất, thu hoạch và quản lý hậu cần.


Là loại quả dễ hư hỏng, vải thiều cần có yêu cầu kỹ thuật cao về sản xuất, thu hoạch và quản lý hậu cần. Kỹ thuật quản lý trồng trọt, công nghệ sử dụng các chất giữ tươi, phạm vi nhiệt độ của dây chuyền lạnh khi vận chuyển, công nghệ đóng gói sản phẩm đều ảnh hưởng lớn đến chất lượng khi sản phẩm đến tay người tiêu dùng.


Hiện các vùng sản xuất vải thiều chính đã bước vào giai đoạn quản lý trọng điểm của niên vụ 2021. Những giống ban đầu như Sanyuehong đã nở hoa, và Feizixiao cũng bắt đầu ra nụ. “Trung Quốc bị ảnh hưởng bởi La Nina năm nay và khí hậu khá bất thường. Vào tháng 10, trời mưa và không đủ ánh nắng mặt trời nên việc ra hoa sẽ bị ảnh hưởng ở một mức độ nhất định. Đồng thời có thể làm trầm trọng thêm dịch bệnh và côn trùng. Thời tiết bất thường chắc chắn sẽ làm tăng thêm khó khăn trong sản xuất cho người trồng”, 


Ông Wang cũng đã chia sẻ với chúng tôi những nỗ lực của Jieshi Nongke trong việc cải thiện năng suất và chất lượng quả vải "Trước hết, thời tiết bất thường ảnh hưởng lớn đến năng suất, thể hiện chủ yếu ở thời kỳ ra hoa, đậu trái. Chúng tôi cũng đã và đang nghiên cứu cải thiện sức khỏe của cây và chống chịu với thời tiết bất lợi trong những thời điểm này. Thứ hai, chúng tôi cung cấp các giải pháp công nghệ sinh học khoa học và hiệu quả cho toàn bộ chu trình sản xuất, giảm thiểu sử dụng thuốc bảo vệ thực vật và phân bón, giúp sản xuất vải thân thiện với môi trường hơn, an toàn hơn và cho chất lượng ngon hơn."

trái cây Trung Quốc, đặc sản Trung Quốc, trái cây Tàu, vải thiều Quảng Đông, vải thiều Quảng Tây, vải thiều Phúc Kiến, vải thiều Tứ Xuyên, vải thiều Hải Nam, trồng vải thiều
Trung Quốc đã nỗ lực hỗ trợ các lĩnh vực nhân giống và cải tiến giống, kỹ thuật trồng, sử dụng vật tư nông nghiệp, khâu phân phối tiêu thụ, xây dựng thương hiệu, đào tạo nông dân.


Khi nói về sự phát triển của ngành trong vài năm tới, Ông Wang tự tin cho biết "Trung Quốc, với tư cách là nước sản xuất vải thiều lớn nhất, ngày càng tiếp cận được nhiều quốc gia hơn, và sản lượng xuất khẩu cũng tăng đều. Chính phủ đã hỗ trợ rất nhiều cho ngành. Kể từ khi "hệ thống công nghệ vải thiều và nhãn quốc gia" được thành lập, Trung Quốc đã nỗ lực hỗ trợ các lĩnh vực nhân giống và cải tiến giống, kỹ thuật trồng, sử dụng vật tư nông nghiệp, khâu phân phối tiêu thụ, xây dựng thương hiệu, đào tạo người trồng và hướng dẫn kinh tế nông nghiệp. Hiện nay, có bảy khu vực sản xuất chính, chẳng hạn như Hải Nam cho giống vải sớm nhất, phía tây Quảng Đông và tây nam Quảng Tây cho vải sớm, trung tâm Quảng Đông và nam Quảng Tây cho vải chín muộn, nam Phúc Kiến cho vải muộn, miền nam Tứ Xuyên cho vải chín cực muộn cùng với cao nguyên Vân Nam. Sự phát triển tổng hợp của ngành công nghiệp vải các cấp cũng bắt đầu tăng tốc. Vì vậy, tôi cho rằng trong 3-5 năm tới, triển vọng của ngành vải thiều Trung Quốc vẫn rất ấn tượng. Thông qua sự tích hợp của toàn bộ chuỗi ngành vải, tôi chắc chắn rằng chúng tôi sẽ có thể đưa quả vải thiều của mình ra thế giới!”


Jieshi Agricultural Technology, được thành lập vào tháng 11 năm 2003, là công ty tiên phong đi đầu trong công nghệ chăm sóc sức khỏe cây trồng. Là doanh nghiệp tư nhân hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp công nghệ cao tư nhân tích hợp phát triển sản phẩm, sản xuất và bán hàng, xúc tiến và dịch vụ. Các điểm bán sản phẩm và dịch vụ kỹ thuật của công ty được đặt tại các khu vực sản xuất chính như Hải Nam, Quảng Đông, Quảng Tây, Vân Nam, Tứ Xuyên và Phúc Kiến. 


Đối với ngành vải thiều, công ty cung cấp các sản phẩm bao gồm Wujinlu, Megafu, Guozirun, chiết xuất rong biển Na Uy và Kali. Ngoài vải thiều, hoạt động kinh doanh của công ty còn bao gồm nhiều loại cây trồng kinh tế như chuối, nho, cam quýt, dứa, dâu tây, xoài, dưa và các loại rau, hoa, dược liệu.


Trồng vải thiều ở Hải Nam Trung Quốc.

Bình luận

Mới hơn Cũ hơn

Vietnam Logistics and Aviation School

Chuyên cung cấp các loại trái cây đặc sản miền Tây tươi - sạch - ngon