ADS

Sàn giao dịch thương mại điện tử Nông sản An Tâm

Lao đao vì không tìm được đầu ra cho quả cam

Do ảnh hưởng của dịch Covid-19, thời điểm này, các mặt hàng nông sản tại xã Liên Minh, thị xã Sa Pa đang gặp khó khăn trong khâu tiêu thụ. Giá nông sản giảm thấp, người nông dân lao đao tìm kiếm thị trường đầu ra cho sản phẩm.


Nông dân xã Liên Minh lao đao vì không tìm được đầu ra cho quả cam.

Mỗi ngày 2 lần, anh Nguyễn Danh Hưng ở thôn Bản Sài, xã Liên Minh lại chở cam từ vườn của thôn tới các địa bàn xã khác để tiêu thụ. Trung bình một điểm anh Hưng chỉ bán được trên dưới 1 tạ cam. Năm nay, lượng cam bán ra không được nhiều nên những người trồng cam như anh Hưng cũng vất vả hơn so với những vụ quả trước. Anh Hưng chia sẻ: “Bây giờ thì chỉ bán được bằng một nửa so với trước kia. Trước kia chỉ chở đi giao cho người ta là được tiền, bây giờ thì chở đi bán lẻ khắp nơi, ở các cổng trường, các chợ cũng không được mấy”.


Ông Nguyễn Danh Minh là người đầu tiên đưa cây cam về trồng trên đất đồi Bản Sài. Đến nay trang trại của gia đình ông đã mở rộng ra trên 6 ha, trong đó trên một nửa diện tích đã bắt đầu cho thu hoạch. Những năm trước, vườn cam cho thu nhập cả nửa tỷ đồng. Năm nay, do dịch Covid-19 nên việc tiêu thụ cam bị ảnh hưởng khá lớn, khi những mối khách quen, nhất là các nhà hàng, khách sạn kinh doanh trên địa bàn thị xã Sa Pa phải tạm dừng hoặc thu hẹp quy mô do vắng khách. Việc thu hái cam muộn do không bán được cũng khiến người nông dân phải đối mặt với nhiều nguy cơ khác. Ông Minh chia sẻ: “Cam của nhà tôi năm nay về năng suất thì tăng so với năm trước nhưng lại do ảnh hưởng của đầu ra. Thị trường không có nên giá thành quả cam cũng phải giảm tới một nửa. Do tiêu thụ trì trệ nên cam hái không kịp thời để côn trùng, sâu bệnh làm hại rất nhiều. Năm trước cả vườn cam nhà tôi hái được 30 tấn chỉ mất khoảng 5 tạ cam rơi rụng, còn năm nay tới giờ đã rơi rụng mất 6 tấn quả rồi”.

trái cây Lào Cai, đặc sản Lào Cai, trái cây Tây Bắc, trái cây núi rừng, cam Liên Minh, cam Sa Pa, cam Lào Cai, cam Tây Bắc, giá cam
Hằng ngày anh Hưng phải chở cam đi bán lẻ tại các điểm không cố định.

Với quyết tâm thoát nghèo của người dân Liên Minh, cây ăn quả được xác định là một hướng phát triển kinh tế hiệu quả. Đến nay, riêng thôn Bản Sài đã có trên 40 hộ tham gia trồng cây ăn quả với diện tích trên 20 ha, nhiều mô hình đã bước đầu cho hiệu quả cao. Thời gian qua, phía cấp ủy, chính quyền địa phương đã phối hợp với cán bộ khuyến nông thị xã Sa Pa hướng dẫn người dân về kĩ thuật trồng và chăm sóc, đồng thời tích cực tìm đầu ra cho sản phẩm cây ăn quả. Ông Lù Văn Suy, Phó Chủ tịch UNBD xã Liên Minh, thị xã Sa Pa cho biết: “Địa phương vận động các gia đình chủ động kết nối thị trường, như các nhà hàng, khách sạn để tiêu thụ. Địa phương sẽ quan tâm, hỗ trợ để vận động các doanh nghiệp tiêu thụ sản phẩm”.


Ông Nguyễn Danh Minh, thôn Bản Sài, xã Liên Minh, thị xã Sa Pa chia sẻ thêm: “Muốn có hiệu quả thì phải hình thành được chuỗi sản xuất nhưng thực tế thì người nông dân ở đây vẫn đang sản xuất manh mún nhỏ lẻ, không có liên kết, đầu tư khoa học kĩ thuật chưa đến nơi đến chốn nên khi sản phẩm của mình làm ra nếu thuận lợi thì tốt còn khó khăn như hiện tại thì người nông dân lại khổ. Tới đây chúng tôi mong muốn có sự giúp đỡ của các cấp chính quyền để có được chuỗi sản xuất an toàn, cùng với người nông dân vượt qua khó khăn”.

trái cây Lào Cai, đặc sản Lào Cai, trái cây Tây Bắc, trái cây núi rừng, cam Liên Minh, cam Sa Pa, cam Lào Cai, cam Tây Bắc, giá cam
Vườn cam của ông Minh đến thời điểm thu hoạch nhưng không có nơi để tiêu thụ.

Những ảnh hưởng từ dịch Covid-19 đã tác động trực tiếp đến đời sống của nông dân. Tuy nhiên, với tinh thần vượt khó, người nông dân ở xã Liên Minh vẫn đang nỗ lực để vượt qua khó khăn trước mắt, duy trì và phục hồi sản xuất.

Thu Hường - Nông Quý

Bình luận

Mới hơn Cũ hơn

Vietnam Logistics and Aviation School

Chuyên cung cấp các loại trái cây đặc sản miền Tây tươi - sạch - ngon