ADS

Sàn giao dịch thương mại điện tử Nông sản An Tâm

Đánh giá kết quả áp dụng canh tác tổng hợp vườn lê

Vào ngày 3/6, tại xã Giang Ma (huyện Tam Đường), Sở Khoa học và Công nghệ Lai Châu phối hợp với Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển cây ôn đới (Viện Khoa học kỹ thuật nông lâm nghiệp miền núi phía Bắc), trụ sở tại huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả mô hình áp dụng kỹ thuật canh tác tổng hợp vườn lê thời kỳ đầu kinh doanh thuộc Đề tài nghiên cứu hoàn thiện biện pháp kỹ thuật canh tác tổng hợp vườn cây lê thời kỳ đầu kinh doanh tại huyện Tam Đường và Phong Thổ, tỉnh Lai Châu (gọi tắt là Đề tài).

trái cây Lai Châu, đặc sản Lai Châu, trái cây Tây Bắc, trái cây núi rừng, trái cây ôn đới, Lê Tai Nung, Lê VH6, lê Giang Ma, lê Hồ Thầu, lê Nùng Nàng, lê Tam Đường, lê Lai Châu, trồng lê
Đồng chí Hà Mạnh Phong - Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển cây ôn đới (ngoài cùng bên trái) giới thiệu tới đại biểu mô hình áp dụng kỹ thuật canh tác tổng hợp vườn lê thời kỳ đầu kinh doanh tại gia đình anh Giàng A Sang ở bản Bãi Bằng (xã Giang Ma).


Dự Hội nghị có đại diện lãnh đạo Sở Khoa học và Công nghệ, Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh; lãnh đạo Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện, UBND xã, các hộ dân tham gia mô hình tại 2 xã Dào San, Giang Ma thuộc huyện Phong Thổ, Tam Đường.


2 huyện Phong Thổ, Tam Đường nằm trong quy hoạch trồng cây ăn quả ôn đới của tỉnh Lai Châu. Hết năm 2019, huyện Tam Đường quy hoạch 300ha và trồng mới đạt 250ha, quy hoạch tại xã Giang Ma, Hồ Thầu, Khun Há, Tả Lèng. Huyện Phong Thổ quy hoạch 300ha và trồng mới hơn 100ha, tập trung tại xã Dào San, Pa Vây Sử, Mù Sang. Trong cơ cấu giống, lê (với 2 loại giống chính: LMN 1, Tai Nung 6) là một trong những cây trồng có giá trị được các địa phương quan tâm đầu tư từ năm 2013 và xác định có thể giúp nông dân làm giàu.


Tuy nhiên qua khảo sát, đánh giá, diện tích canh tác cây ăn quả ôn đới, trong đó có cây lê diện tích áp dụng tiến bộ kỹ thuật còn thấp; chưa áp dụng đồng bộ các khâu trong quy trình; mức đầu tư (phân bón, chăm sóc) chưa đảm bảo định mức. Do đó, cây sinh trưởng phát triển tự do, phân cành tán không đúng kỹ thuật; chăm sóc, bảo vệ thực vật, thu hoạch khó khăn; năng suất khó đạt tối ưu; chất lượng, mẫu mã quả đạt thấp và giá trị suy giảm so với tiềm năng. Năm 2018, UBND tỉnh phê duyệt Đề tài do Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển cây ôn đới chủ trì. Thời gian thực hiện từ 2018 - 2020, địa điểm tại 2 huyện: Phong Thổ và Tam Đường với mục tiêu hoàn thiện kỹ thuật canh tác tổng hợp cho cây lê thời kỳ đầu kinh doanh, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất tại địa phương, tăng giá trị và hiệu quả sản xuất cây lê.


Ban Chủ nhiệm Đề tài đã thực hiện các bước nghiên cứu: hoàn thiện quy trình với thí nghiệm phân bón (áp dụng theo quy trình từ lựa chọn phân bón, thời điểm, tỷ lệ và cách bón), cắt tỉa, vít cành tạo tán đến biện pháp chăm sóc khác (tỉa quả, bảo vệ thực vật…); xây dựng mô hình áp dụng quy trình (thực hiện ở năm thứ 3 với việc lựa chọn vườn cây lê 4 năm tuổi, diện tích mỗi vườn trên 4.000m2) trên diện tích 2ha tại 2 xã: Giang Ma và Dào San.

trái cây Lai Châu, đặc sản Lai Châu, trái cây Tây Bắc, trái cây núi rừng, trái cây ôn đới, Lê Tai Nung, Lê VH6, lê Giang Ma, lê Hồ Thầu, lê Nùng Nàng, lê Tam Đường, lê Lai Châu, trồng lê
Cây Lê đang tỏ ra thích nghi với đồi đất ở Nùng Nàng và cho năng suất cao.


Sau 3 năm triển khai mô hình, qua đánh giá chất lượng cảm quan sau khi áp dụng quy trình mới tại xã Giang Ma (riêng xã Dào San cây lê bị hư hại do mưa đá trong tháng 4/2020) cho thấy thân, cành, tán tăng trưởng tốt; năng suất cao (đạt trên 6 tấn/ha cây tuổi 4); chất lượng quả đủ điều kiện phát triển thành sản phẩm hàng hóa (mẫu mã, độ ngon, khả năng bảo quản tươi); hiệu quả kinh tế cao, đạt xấp xỉ 80 triệu/ha. 


Đối với hiệu quả kinh tế - xã hội, mô hình góp phần chuyển đổi cây trồng hiệu quả, tái cơ cấu nông nghiệp tốt; tăng thu nhập cho người sản xuất, có thể làm giàu từ cây lê; tạo thêm sản phẩm hàng hóa cho địa phương, nhất là thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP). Đối với môi trường, trồng trên đất dốc bảo vệ đất, nguồn nước, thay thế trồng rừng; xen canh cây hằng năm (họ đậu), cải tạo đất; tăng diện tích che phủ cây xanh. Từ những kết quả bước đầu là cơ sở để áp dụng vào diện tích hiện có tại các địa phương; mở rộng và quy hoạch vùng trồng tập trung tại Lai Châu.


Tại Hội nghị, đại diện Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện, lãnh đạo UBND các xã, hộ tham gia khẳng định hiệu quả từ mô hình áp dụng kỹ thuật canh tác tổng hợp vườn lê thời kỳ đầu kinh doanh. Đồng thời kiến nghị: Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển cây ôn đới tiếp tục đồng hành với đơn vị, địa phương trong công tác tổ chức tập huấn kỹ thuật chuyên sâu cho công chức chuyên môn; phối hợp với cơ quan chuyên môn của tỉnh ban hành quy trình, định mức và hướng dẫn cụ thể để các địa phương áp dụng, hướng dẫn, hỗ trợ nông dân thực hiện; quan tâm liên kết sản xuất với tiêu thụ sản phẩm đầu ra cho nông dân khi đưa vào sản xuất đại trà.


Phát biểu kết luận Hội nghị, đồng chí Hà Mạnh Phong - Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển cây ôn đới cảm ơn sự đồng hành, hỗ trợ, giúp đỡ, phối hợp chặt chẽ của các sở, ngành, địa phương và Nhân dân trong quá trình triển khai thực hiện Đề tài. Đối với các giống lê LMN1, Tai Nung 6, các vườn đầu dòng được lưu giữ tại Vườn quỹ gen của Trung tâm và đảm bảo đủ điều kiện sản xuất cây giống cung cấp cho thị trường; đội ngũ cán bộ kỹ thuật của đơn vị đáp ứng yêu cầu chuyển giao kỹ thuật. Do đó, Trung tâm cam kết sẽ đồng hành cùng địa phương và Nhân dân tiếp tục thực hiện hiệu quả mô hình trong thời gian tới.


Trước đó, các đại biểu đã đi tham quan thực tế mô hình áp dụng kỹ thuật canh tác tổng hợp vườn lê thời kỳ đầu kinh doanh tại 2 hộ dân thuộc bản Bãi Bằng và Giang Ma (xã Giang Ma).


Thoát nghèo nhờ mô hình trồng lê tại tỉnh Lai Châu.

Hồng Thắm - BLC

Bình luận

Mới hơn Cũ hơn

Vietnam Logistics and Aviation School

Chuyên cung cấp các loại trái cây đặc sản miền Tây tươi - sạch - ngon