ADS

Sàn giao dịch thương mại điện tử Nông sản An Tâm

Tuyên Quang: Bấp bênh thị trường chanh tươi

Chanh tứ quý (chanh bốn mùa) được đưa vào trồng ở nhiều địa phương tỉnh Tuyên Quang, tuy nhiên đầu ra không ổn định, do đó phải có quy hoạch cụ thể để không phát triển “nóng” cây trồng này, tránh tình trạng cung vượt quá cầu.

đặc sản Tuyên Quang, trái cây Tuyên Quang, trái cây thành tuyên, chanh tứ quý, chanh bốn mùa, chanh tươi, chanh Phù Lưu, chanh Yên Phú, chanh Hàm Yên, chanh Yên Sơn, chanh Tuyên Quang, tiêu thụ chanh
Cây chanh tứ mùa được trồng ở xã Phù Lưu, Hàm Yên.

Năm 2015 - 2016, giá quả chanh tươi lên cao kỷ lục, khoảng 20 - 25 nghìn đồng, có thời điểm 30 nghìn đồng/kg. Đó là chanh sử dụng làm gia vị, riêng đối với chanh đào được cho là có tác dụng làm gia vị và làm thuốc giá lên đến 50 nghìn đồng/kg. Giá chanh lên cao kéo theo cơn sốt trồng chanh khắp các địa phương trong tỉnh. Tại một số xã Yên Phú, Phù Lưu, Minh Dân (Hàm Yên); Thái Long, Đội Cấn, Nông Tiến, Phú Lâm (TP Tuyên Quang); Thắng Quân, Tứ Quận (Yên Sơn)... người dân không ngần ngại phá bỏ, xen cây chanh vào diện tích cây trồng khác, thậm chí ở một số hộ dân còn đưa cây chanh xuống đất lúa. 

Tuy nhiên, thời vàng son của cây chanh không được bao lâu, đến năm 2017, giá chanh bắt  đầu tụt dốc. Ông Trần Việt Trung, tổ 8, phường Nông Tiến (TP Tuyên Quang) cho biết, năm 2014, ông đầu tư trồng 3 ha chanh, tuy nhiên đến khi chanh được thu hoạch giá không còn ở đỉnh cao 25 - 30 nghìn đồng/kg, mà đã giảm xuống 5 - 7 nghìn đồng/kg, tiền bán chanh không đủ để trả nhân công lao động.

Giá chanh quá thấp dẫn đến thu không bù chi, nhiều nhà vườn trồng chanh đã bỏ hoang, thậm chí là chặt chuyển đổi sang cây trồng khác. Nhưng chỉ sau một năm, đầu năm 2018, giá chanh lại leo lên đến đỉnh, với giá 25 - 30 nghìn đồng/kg, kéo theo cơn sốt trồng chanh. Tuy nhiên, cũng chỉ chưa đầy 1 năm sau, từ tháng 5 đến nay, giá quả chanh tươi lại giảm sốc, xuống còn 10 nghìn đồng/kg, có thời điểm xuống còn có 5 - 7 nghìn đồng/kg chanh loại A, loại B chỉ còn 2 - 3 nghìn đồng/kg.

Tại xã Phù Lưu (Hàm Yên), diện tích chanh trong 2 năm 2018 - 2019 đã tăng gần gấp đôi, với 300 ha, cao nhất từ trước đến nay, trong đó có 45 ha đất trồng lúa bà con đã chuyển đổi sang trồng chanh. Đồng chí Ma Văn Huy, Chủ tịch UBND xã thừa nhận, cây chanh đã mang lại thu nhập cho nhiều hộ dân trên địa bàn, thời điểm giá vào vụ, giá cao, có ngày người trồng chanh Phù Lưu bán ra thị trường 100 tấn quả tươi, thu về gần 3 tỷ đồng. Tuy nhiên, ở thời điểm hiện nay, ông Huy lo ngại giá chanh sẽ xuống thấp nữa vì sản lượng nhiều lên, giá bán giảm là điều khó tránh khỏi.
đặc sản Tuyên Quang, trái cây Tuyên Quang, trái cây thành tuyên, chanh tứ quý, chanh bốn mùa, chanh tươi, chanh Phù Lưu, chanh Yên Phú, chanh Hàm Yên, chanh Yên Sơn, chanh Tuyên Quang, tiêu thụ chanh
Tuy nhiên, nếu phát triển ồ ạt sẽ gây ra tình trạng mất cân đối cung cầu.


Báo cáo của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, diện tích cây chanh tăng nhanh từ năm 2018 - 2019. Toàn tỉnh có khoảng gần 1.000 ha chanh. Trong đó riêng huyện Hàm Yên lên đến 957,4 ha, chanh trồng trên đất lúa 249 ha; diện tích đang cho thu hoạch 554,2 ha, chiếm khoảng 57,8%; sản lượng chanh ước đạt khoảng 11.630 tấn/năm. Quả chanh tươi được thu gom chủ yếu qua thương lái để đi bán tại các chợ đầu mối của các tỉnh phía Bắc, sử dụng làm gia vị.

Đồng chí Trần Quốc Trung, Phó trưởng phòng Trồng trọt, Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh cho rằng, cây chanh không phải là cây trồng chủ lực, hơn nữa là cây gia vị, do đó nhu cầu sử dụng không lớn. Nếu phát triển ồ ạt sẽ gây ra tình trạng mất cân đối cung cầu, ảnh hưởng đến giá trị sản phẩm và tổn thất trực tiếp đến người trồng chanh.

Đồng chí Đỗ Văn Hòa, Phó Chủ tịch UBND huyện Hàm Yên khẳng định, huyện đã yêu cầu cơ quan chuyên môn, UBND các xã Phù Lưu, Minh Dân, Tân Thành, Yên Thuận, Yên Phú tuyên truyền, khuyến cáo, kiểm soát nhân dân không phát triển ồ ạt diện tích chanh tứ quý; kiên quyết không để người dân đưa chanh xuống đất lúa. 

Những diện tích chanh hiện có, bà con tập trung vào chăm sóc, nâng cao chất lượng, thực hiện liên kết các hộ thành lập hợp tác xã chuyên sản xuất chanh; nghiên cứu, tìm kiếm thị trường, ký kết hợp đồng bao tiêu sản phẩm tạo thành chuỗi phát triển bền vững. Song vấn đề cốt lõi nhất là bà con nông dân phải chủ động trong sản xuất, không nên chạy theo phong trào, phát triển ồ ạt, cung vượt quá cầu, gây thiệt hại lớn về kinh tế cho người nông dân.

Thăm vườn chanh tứ mùa ở hàm yên-tuyên quang.

Đoàn Thư

Bình luận

Mới hơn Cũ hơn

Vietnam Logistics and Aviation School

Chuyên cung cấp các loại trái cây đặc sản miền Tây tươi - sạch - ngon