ADS

Sàn giao dịch thương mại điện tử Nông sản An Tâm

Thanh Hà: Một vụ vải nhiều nét mới

Đến nay, Thanh Hà đã cơ bản thu hoạch xong vải thiều. Vụ này, cả vải sớm và vải thiều đều được giá cao. Nông dân phấn khởi.

vải thiều Thanh Hà, vải thiều Hải Dương, vải sớm Thanh Hà, vải sớm Hải Dương, vải thiều VietGAP, vải thiều Việt Nam, vải thiều xuất khẩu, lychee
Lần đầu tiên vải thiều Thanh Hà được xuất khẩu đi Nhật Bản.


Sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP

Huyện Thanh Hà có 3.500 ha vải, trong đó khoảng 2.000 ha vải thiều, còn lại là vải sớm. Vải thiều tập trung ở các xã khu Hà Nam như Thanh Xá, Thanh Thủy, Thanh Sơn, Thanh Khê. Vải sớm trồng nhiều ở các xã khu Hà Đông như Thanh Quang, Thanh Cường.


Khác với những năm trước, để có được quả vải ngon cung cấp cho thị trường trong và ngoài nước, người trồng vải Thanh Hà năm nay gặp không ít khó khăn, vất vả. Ngay khi vải ra hoa, thời tiết đã không thuận lợi. Cây vải đậu quả kém, thậm chí đậu quả thành nhiều đợt khiến thời gian thu hoạch kéo dài. Thêm vào đó, tình hình dịch Covid-19 cũng ảnh hưởng nhiều đến tâm lý sản xuất của người dân. Nhiều người lo ngại không bán được vải nên bỏ bê chăm sóc. Thời điểm vải thiều vào mã thì nắng nóng lại kéo dài làm cho quả vải ở một số diện tích bị cháy vỏ, nứt, giảm sản lượng.


Với kinh nghiệm nhiều năm trồng vải, người dân Thanh Hà đã chủ động khắc phục những bất lợi của thời tiết, áp dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất. Nét mới trong vụ vải năm nay là huyện được cấp thêm 8 mã vùng xuất khẩu mới, nâng tổng số lên 17 mã vùng với tổng diện tích 155,25 ha.


Ngay từ đầu vụ, Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh đã lựa chọn bộ thuốc phòng trừ sâu bệnh phù hợp, vừa giúp nông dân bảo vệ cây trồng, lại vừa đáp ứng được yêu cầu khắt khe của những thị trường xuất khẩu khó tính như Mỹ, Nhật Bản, Singapore, Australia. Hiện nay, 100% số diện tích vải ở Thanh Hà được sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP, khoảng 500 ha vải đã được cấp giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn VietGAP; 30 ha sản xuất theo quy trình GlobalGAP.

vải thiều Thanh Hà, vải thiều Hải Dương, vải sớm Thanh Hà, vải sớm Hải Dương, vải thiều VietGAP, vải thiều Việt Nam, vải thiều xuất khẩu, lychee
Đơn vị xuất khẩu sơ chế vải trước khi đưa đi xông hơi khử khuẩn.


Cung không đủ cầu


Theo báo cáo nhanh của UBND huyện Thanh Hà, vụ vải sớm năm nay được mùa với sản lượng đạt 23.000 tấn. Vải thiều đạt khoảng 5.000 tấn, cao hơn năm 2019 khoảng 3.000 tấn nhưng so với vụ vải những năm trước thì không bằng. Tuy vậy, giá vải sớm và vải thiều đều duy trì ở mức cao ổn định, giá bán trung bình 30.000 đồng/kg. Doanh thu từ vải đạt khoảng 900 tỷ đồng, tăng khoảng 200 tỷ đồng so với năm ngoái. Ngoài ra, doanh thu từ các dịch vụ như làm đá, xốp trong huyện cũng đạt khoảng 100 tỷ đồng.


Sớm nhận định một mùa vải có nhiều khó khăn do ảnh hưởng của dịch Covid-19 nên từ đầu vụ, huyện Thanh Hà đã làm tốt công tác tuyên truyền, quảng bá thương hiệu. Huyện đã chủ động phối hợp với các cơ quan truyền thông quảng bá hình ảnh quả vải; gửi thư mời gọi các doanh nghiệp đến tham quan, thu mua vải; tổ chức tốt Tuần lễ vải thiều Thanh Hà tại Hà Nội tạo điều kiện thuận lợi trong xúc tiến tiêu thụ. Đây cũng là năm huyện Thanh Hà đầu tư nhiều nhất cho việc quảng bá hình ảnh quả vải. Từ đầu vụ đến nay đã có hàng trăm tin, bài giới thiệu về vải thiều Thanh Hà trên báo Trung ương và địa phương.


Đây cũng là năm đầu tiên số lượng các doanh nghiệp, thương lái đến thu mua vải của Thanh Hà tăng mạnh. Huyện còn tạo điều kiện cho doanh nghiệp về thu mua vải như bảo đảm an ninh trật tự, an toàn giao thông; nâng cấp đường 390 để khách đến tham quan, thu mua vải. Các cơ sở làm đá, làm xốp trong huyện đủ đáp ứng nhu cầu đóng gói tiêu thụ ở thị trường trong và ngoài nước. 


Đáng chú ý là năm nay huyện Thanh Hà đã thu hút được Công ty CP Ameii Việt Nam thuê lại nhà xưởng ở xã Thanh Xá đã bị bỏ hoang nhiều năm để sơ chế vải. Từ đầu vụ vải đến nay, doanh nghiệp này thu mua hơn 60 tấn vải thiều Thanh Hà xuất sang Singapore và Australia bằng đường biển. Sáng 23.6, doanh nghiệp đã thu mua, sơ chế hơn 2 tấn vải thiều để xuất khẩu sang Nhật Bản bằng đường hàng không. Dù lượng vải xuất khẩu sang nước này chưa nhiều nhưng đây là tín hiệu đáng mừng khi quả vải Thanh Hà chinh phục được một thị trường đòi hỏi cao như Nhật Bản.


Theo Phòng Kinh tế - hạ tầng huyện Thanh Hà, năm nay, khoảng 50% sản lượng vải của huyện xuất sang Trung Quốc. Các thị trường cao cấp như Mỹ, Australia, Singapore, Nhật Bản, Hàn Quốc... chiếm khoảng 20% (tăng khoảng 10% so với năm trước). Thị trường nội địa chiếm khoảng 30%, chủ yếu bán ở hệ thống các siêu thị, cửa hàng như BigC, Bác Tôm, Intimex...


Lô vải thiều Thanh Hà đầu tiên xuất khẩu sang Nhật Bản.

Bình luận

أحدث أقدم

Vietnam Logistics and Aviation School

Chuyên cung cấp các loại trái cây đặc sản miền Tây tươi - sạch - ngon