ADS

Sàn giao dịch thương mại điện tử Nông sản An Tâm

Nông dân Hoài Ân đổi đời nhờ trồng bưởi da xanh

Từ chỗ là vùng đất gò đồi chỉ trồng cây keo hiệu quả kinh tế thấp, có nơi là vùng đất "chết"… nay nhường chỗ cho các loại cây ăn quả, đặc biệt là cây bưởi da xanh cho giá trị kinh tế cao.

Đặc sản Bình Định, trái cây Bình Định, trái cây đất võ, bưởi da xanh, bưởi đất võ, bưởi Ân Đức, bưởi Ân Thạnh, bưởi Ân Tường Đông, bưởi Ân Tường Tây, bưởi Ân Nghĩa, bưởi Ân Phong, bưởi Hoài Ân, bưởi Bình Định, trồng bưởi da xanh
Nông dân huyện Hoài Ân (tỉnh Bình Định) đổi đời nhờ trồng cây ăn quả, đặc biệt là cây bưởi da xanh.


Chính quyền tiếp sức cho nông dân


Hàng chục năm trước, người dân ở vùng trung du miền núi huyện Hoài Ân chủ yếu chỉ trồng những loại cây ăn quả không mang lại hiệu quả kinh tế, nhiều nhất là cây điều. Sau này cây điều không còn được giá và chiếm nhiều diện tích, người dân đồng loạt chặt bỏ.


Cùng thời điểm đó, cây keo lai (nguyên liệu làm dăm gỗ) được thị trường săn đón nên nông dân tận dụng trồng keo ở mọi nơi; thậm chí cây keo còn được trồng nhiều trên diện tích đất nông nghiệp.


Thế nhưng, thời hưng thịnh của dăm gỗ kéo dài không lâu khiến người dân lâm cảnh lao đao. Đúng lúc này, Hoài Ân phát hiện ra vùng đất này rất phù hợp với các loại cây ăn quả có giá trị kinh tế cao như: Bưởi da xanh, dừa xiêm, cam, quýt đường, bơ sáp, mít Thái...


Nhận thấy tiềm năng phát triển cây ăn quả, chính quyền huyện Hoài Ân bắt tay ngay thực hiện đề án tái cơ cấu ngành theo hướng phát triển cây ăn quả có tiềm năng kinh tế cao. Đồng thời, vận động người dân phá bỏ cây lâm nghiệp (cây keo) trên đất nông nghiệp để trồng các loại cây ăn quả.


Chẳng bao lâu, những khu vườn trước đây "có như không", giờ đã trở thành những vùng đất đẻ ra vàng. Cũng từ đó, nhiều gia đình từng lâm vào cảnh nghèo khó đã thoát nghèo, có hộ giờ đây trở thành triệu phú, tỷ phú.


Theo ông Nguyễn Hữu Khúc, Chủ tịch UBND huyện Hoài Ân, từ năm 2016, huyện đã quy hoạch vùng phát triển cây ăn quả tại các địa phương. Cùng với đó, huyện vận động nông dân cải tạo lại vườn nhà, vườn đồi theo hướng giảm diện tích cây trồng có giá trị kinh tế thấp, chuyển sang trồng các loại cây ăn quả có giá trị kinh tế cao, như bưởi da xanh, bơ, dừa xiêm, mít Thái…

Đặc sản Bình Định, trái cây Bình Định, trái cây đất võ, bưởi da xanh, bưởi đất võ, bưởi Ân Đức, bưởi Ân Thạnh, bưởi Ân Tường Đông, bưởi Ân Tường Tây, bưởi Ân Nghĩa, bưởi Ân Phong, bưởi Hoài Ân, bưởi Bình Định, trồng bưởi da xanh
Chủ tịch UBND Hoài Ân (Bình Định) Nguyễn Hữu Khúc (bìa phải) giới thiệu sản phẩm bưởi da xanh Hoài Ân.


Để kích thích người dân tham gia cải tạo vườn tạp, huyện Hoài Ân đã triển khai chính sách hỗ trợ 100% cây giống và hỗ trợ một phần chi phí xây dựng hệ thống dẫn nước, phân bón 3 năm đầu để nông dân  phát triển cây ăn quả.


Đặc biệt, Hoài Ân còn tiên phong xây dựng mô hình trồng bưởi da xanh và dừa xiêm theo hướng thực hành nông nghiệp tốt (VietGAP) để sau đó nhân rộng trên địa bàn. Đến nay, trên địa bàn huyện đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu đối với bưởi Hoài Ân và trà Gò Loi do Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ KH&CN) cấp.


Đổi đời nhờ bưởi da xanh


Ở ngay thị trấn Tăng Bạt Hổ (huyện Hoài Ân, Bình Định), ông Võ Đông Sơn (58 tuổi, ở khu phú Thanh Tú) có lẽ là người đầu tiên trồng bưởi da xanh ở huyện Hoài Ân và đổi đời nhờ trồng bưởi.


Theo chia sẻ của ông Sơ, năm 1995 ông vào TP.HCM đi bán vé số tình cờ quen một người bạn cùng bán vé số quê ở Bến Tre. Một lần về quê ở Bến Tre chơi, người này cho ông Sơ 4 cây bưởi da xanh, sau đó ông đem về quê Hoài Ân trồng.

Đặc sản Bình Định, trái cây Bình Định, trái cây đất võ, bưởi da xanh, bưởi đất võ, bưởi Ân Đức, bưởi Ân Thạnh, bưởi Ân Tường Đông, bưởi Ân Tường Tây, bưởi Ân Nghĩa, bưởi Ân Phong, bưởi Hoài Ân, bưởi Bình Định, trồng bưởi da xanh
Ông Võ Đông Sơ từ người lang bạt bán vé số dạo ở Sài Gòn trở thành người trồng bưởi da xanh có tiếng ở vùng đất Hoài Ân.


"Tôi trồng chỉ sống được 2 cây, khoảng hơn 3 năm cây bắt đầu cho quả, đến 4-5 năm cây cho quả rất sai, quả ăn ngọt. Lúc đó, có người lái buôn ở Bồng Sơn lên đặt vấn đề mua 5.000 đồng/kg, trong khi đó bưởi thường họ mua 2.000 đồng/10 quả, vợ chồng mừng quá. Sau đó, tôi vào lại Sài Gòn vừa bán vé số vừa về lại Bến Tre để học tập kinh nghiệm trồng bưởi da xanh", ông Sơ chia sẻ.


Theo ông Sơ, cây bưởi da xanh hợp với thổ nhưỡng, khí hậu ở Hoài Ân nên cây phát triển tốt, cho quả to đều, mọng nước. Đặc biệt, bưởi da xanh trồng trên đất Hoài Ân cho chất lượng quả ngon nên thương lái rất thích.


Hiện, vườn bưởi 50 cây mỗi năm vợ chồng ông Sơ bỏ túi 70 triệu đồng. Ngoài ra, ông Sơ có kỹ thuật triết, kinh nghiệm trồng bưởi da xanh nên ông phối hợp với các chủ vườn có đất để cùng làm ăn.


"Tôi có giống cây, có kinh nghiệm, còn các hộ dân có đất nên hai bên hợp tác làm ăn rồi chia thành quả. Hiện, tôi đang phụ trách quản lý về kỹ thuật chăm sóc khoảng hơn 3ha bưởi da xanh. Chính cây bưởi da xanh là nguồn cung cấp tiền cho 3 đứa con tôi ăn học đại học", ông Sơ bộc bạch.


Trong khi đó, ông Phạm Đình Đô (57 tuổi, ở thôn Long Mỹ, xã Ân Mỹ, huyện Hoài Ân) với gần 10ha đất vườn đồi của ông đã phủ kín các loại cây ăn quả có giá trị kinh tế cao. Trong đó, có gần 4ha bưởi da xanh hơn 2 năm tuổi; 1ha cam và 1ha quýt đã được hơn 3 năm tuổi; chung quanh rào tôi trồng thêm dừa xiêm, mít Thái.

Đặc sản Bình Định, trái cây Bình Định, trái cây đất võ, bưởi da xanh, bưởi đất võ, bưởi Ân Đức, bưởi Ân Thạnh, bưởi Ân Tường Đông, bưởi Ân Tường Tây, bưởi Ân Nghĩa, bưởi Ân Phong, bưởi Hoài Ân, bưởi Bình Định, trồng bưởi da xanh
Bưởi da xanh trồng trên đất ở Hoài Ân (Bình Định) cho sai trái, ngọt, mọng nước.


"Tôi sở hữu gần 10ha đất gò đồi từ những năm sau giải phóng, thế nhưng từ đó đến nay tôi chưa khai thác hết tiềm năng của vùng đất này, vì mãi loay hoay với các loại cây điều, cây keo cho thu nhập chẳng đáng là bao. Nếu tôi tìm đến với cây ăn quả sớm hơn thì giờ này sống khỏe rồi", ông Đô vui vẻ bộc bạch.


Ông Hồ Huy Cường, Viện trưởng Viện Khoa học kỹ thuật nông nghiệp Duyên hải Nam Trung bộ cho rằng, bưởi da xanh ở Hoài Ân chất lượng tốt nên được thị trường đón nhận tích cực. Ngoài ra, có một ưu điểm nổi bật là cho quả trái mùa với bưởi trồng ở miền Nam. Do đó, đến vụ thu hoạch chính (từ tháng 5 đến tháng 8 hàng năm), đầu ra của bưởi Hoài Ân rộng lớn, từ thị trường trong tỉnh đến thị trường miền Nam.


Lễ công bố nhãn hiệu Bưởi Hoài Ân và Trà Gò Loi.

Theo UBND huyện Hoài Ân, mục tiêu của huyện là trong năm 2020 sẽ mở rộng diện tích trồng cây ăn quả lên 2300ha, trong đó có 800ha cây ăn quả có múi; đến năm 2030 diện tích cây ăn quả tập trung có giá trị kinh tế cao ở huyện này sẽ tăng trưởng đến 1.591ha.

Doãn Công - Dân Trí

Bình luận

أحدث أقدم

Vietnam Logistics and Aviation School

Chuyên cung cấp các loại trái cây đặc sản miền Tây tươi - sạch - ngon