Huyện Tam Bình có diện tích tự nhiên 29.065 ha, trong đó đất nông nghiệp 24.619 ha, chiếm 84,7% diện tích. Trong nhiệm kỳ qua, dưới sự lãnh đạo kịp thời và sâu sát của Huyện ủy và sự điều hành của Ủy ban nhân dân huyện, Ngành nông nghiệp phối hợp với các ngành liên quan, UBND các xã, thị trấn và nhân dân huyện Tam Bình đã nỗ lực, phấn đấu thực hiện đạt được những thành tựu quan trọng. Giá trị sản xuất nông - lâm - thủy sản tăng bình quân hàng năm đạt 3,54%/năm. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị, chất lượng sản phẩm, hiệu quả và bền vững từng bước đáp ứng yêu cầu thị trường.
Tập huấn kỹ thuật cho nông dân Tam Bình tham gia mô hình VietGAP |
Những năm gần đây, để nâng cao thu nhập nông dân trên địa bàn huyện Tam Bình đã tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa, diện tích chuyển đổi sang trồng cây ăn trái ngày càng tăng, trong đó cây cam sành được nông dân quan tâm lựa chọn vì mang lại hiệu quả kinh tể cao, thương hiệu Cam sành Tam Bình nổi tiếng trên cả nước về chất lượng thơm ngon và ngọt hơn so với cam sành ở các vùng lân cận.
Diện tích vườn cây ăn trái huyện ngày càng tăng, với nhiều loại cây có giá trị kinh tế cao như cam sành, sầu riêng, thanh long…tập trung nhiều ở các xã Bình Ninh, Mỹ Thạnh Trung, Hậu Lộc, Phú Lộc, Song Phú; Trong đó cây cam sành tập trung phát triển ngành chuyên môn của tỉnh, huyện tăng cường chuyển giao các tiến bộ kỹ thuật vào trong sản xuất để nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm. Chú trọng sản xuất sản phẩm chất lượng, an toàn cho người sản xuất và tiêu dùng. Xây dựng 04 mô hình cam sành đạt chứng nhận VietGAP ở xã Bình Ninh, Loan Mỹ, Mỹ Thạnh Trung (diện tích 71 ha), và nhiều diện tích sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP đảm bảo chất lượng, an toàn.
Biểu đồ: diện tích, năng suất, sản lượng cam sành liên tục tăng giai đoạn 2015-2019 |
Để duy trì thương hiệu cam sành Tam Bình, huyện đã thành lập HTX cam sành Khánh Nhân tổ chức mạng thu mua, xúc tiến thương mại. Năm 2020, huyện đã xây dựng kế hoạch hỗ trợ hợp tác xã tham gia chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) để phát triển sản phẩm đặc trưng, khẳng định thương hiệu cam sành Tam Bình.
Vĩnh Long: Mô hình trồng cam sành theo hướng sạch | THDT
P.S | TRANG NN&PTNT VĨNH LONG
Đăng nhận xét