Vào tháng tư âm lịch, loại dâu da xanh và dâu da vàng ở núi Cô Tô và núi Cấm bắt đầu cho trái xum xuê trái. Người dân thu hoạch bán cho du khách.
Mùa dâu vùng Bảy Núi kéo dài từ giữa tháng 4 - tháng 6 (âm lịch). |
Ngày trước dâu Bảy Núi là loại dâu rừng, có vị chua nên không mang lại giá trị. Giờ đây, người dân đã chuyển đổi giống, trồng nhiều loại như: dâu xanh, dâu bòn bon....Trái no tròn, mọng nước khi ăn có vị thanh ngọt chua chua đậm đà.
Bà Nguyễn Thị Điệp (ấp Ninh Lợi, xã An Tức, Tri Tôn) cho biết, với 2 cây dâu trồng trên núi Cô Tô, gia đình bà thu hoạch được khoảng 10kg/ngày, bán lẻ cho khách đi đường 35.000 đồng/kg, kiếm thêm thu nhập hơn 300.000 đồng/ngày.
“Mùa dâu vùng Bảy Núi kéo dài từ giữa tháng 4 - tháng 6 (âm lịch), thời gian thu hoạch kéo dài hơn so với trái trâm (thường hết mùa vào cuối tháng 5 âm lịch). Đây là những sản vật tự nhiên, mang lại thu nhập khá cho bà con trong vùng” - bà Điệp thông tin.
Bà Nguyễn Thị Điệp (ấp Ninh Lợi, xã An Tức, Tri Tôn) cho biết, với 2 cây dâu trồng trên núi Cô Tô, gia đình bà thu hoạch được khoảng 10kg/ngày, bán lẻ cho khách đi đường 35.000 đồng/kg, kiếm thêm thu nhập hơn 300.000 đồng/ngày.
“Mùa dâu vùng Bảy Núi kéo dài từ giữa tháng 4 - tháng 6 (âm lịch), thời gian thu hoạch kéo dài hơn so với trái trâm (thường hết mùa vào cuối tháng 5 âm lịch). Đây là những sản vật tự nhiên, mang lại thu nhập khá cho bà con trong vùng” - bà Điệp thông tin.
Cây dâu thường được người dân vùng Thất Sơn để phát triển tự nhiên trên các triền núi. |
Tương tự như hồng quân, trâm, cây trường, đào lộn hột, cây dâu thường được người dân vùng Thất Sơn trồng trên các triền núi, để phát triển tự nhiên. Vào mùa trái chín, mỗi cây dâu cho thu hoạch 4 - 6kg trái/ngày. Do không xài phân, thuốc nên trái dâu có vị chua chua, ngọt ngọt rất đặc thù.
Đường đến vườn dâu da vàng duy nhất ở ấp Tô Hạ, xã Núi Tô, Tri Tôn, An Giang 06/05/2018
Đăng nhận xét