ADS

Sàn giao dịch thương mại điện tử Nông sản An Tâm

Sản xuất dứa Tắc Cậu theo quy trình VietGAP

Tại tỉnh Kiên Giang, dứa (khóm) Tắc Cậu là một đặc sản địa phương, được trồng ở vùng đất cù lao giữa hai sông Cái Bé, Cái Lớn thuộc xã Bình An, Vĩnh Hòa Phú và một phần thuộc xã Minh Hòa của huyện Châu Thành với tổng diện tích 1.700 ha, năng suất bình quân tăng từ 10 lên 12 tấn/ha/năm.

Đặc sản Kiên Giang, Trái cây Kiên Giang, trái cây miệt vườn, khóm Bình An, khóm Vĩnh Hòa Phú, khóm Minh Hòa, khóm Gò Quao, khóm Tắc Cậu, khóm Châu Thành, khóm Kiên Giang, dứa Tắc Cậu, dứa Châu Thành, dứa Kiên Giang, trồng dứa
Dứa Tắc Cậu được bày bán trên tuyến cầu Cái Bé - Cái Lớn. 

Ngoài trái tươi truyền thống, các sản phẩm từ cây dứa đã được phát triển thêm, như bánh hoa mai nhân dứa, kẹo dứa, nước mầu dứa, nước dứa ép, dứa phơi khô, dứa sấy. Sản lượng dứa sấy ngày càng tăng, thị trường tiêu thụ không ngừng mở rộng, cả trong nước và ngoài nước. Tỉnh phấn đấu đến năm 2019, diện tích trồng mới tăng thêm 100 ha.

Dứa Tắc Cậu có đặc điểm trái tròn, cùi nhỏ, ngọt hơn sản phẩm cùng loại khác. Thương hiệu được đăng ký bảo hộ nhãn hiệu từ năm 2010. Từ khi dứa Tắc Cậu được công nhận là nhãn hiệu tập thể, các ngành chức năng huyện cũng như địa phương đã hình thành tổ hợp tác trồng dứa, chi hội ngành nghề để giúp nông dân tiếp cận khoa học kỹ thuật, qua đó áp dụng vào sản xuất nên năng suất, sản lượng tăng lên. Mỗi héc-ta dứa giúp người dân thu nhập từ 30 đến 50 triệu đồng/vụ. 

Thời gian gần đây, Kiên Giang đã xây dựng thành công mô hình trồng dứa Tắc Cậu theo quy trình VietGAP với quy mô ban đầu là 200 ha để có cơ sở nhân rộng và từng bước tiến lên GlobalGAP.
Đặc sản Kiên Giang, Trái cây Kiên Giang, trái cây miệt vườn, khóm Bình An, khóm Vĩnh Hòa Phú, khóm Minh Hòa, khóm Gò Quao, khóm Tắc Cậu, khóm Châu Thành, khóm Kiên Giang, dứa Tắc Cậu, dứa Châu Thành, dứa Kiên Giang, trồng dứa
Dứa Tắc Cậu được sản xuất theo hướng an toàn sinh học.

Tuy nhiên, khi tham gia mô hình này, người trồng phải tăng cường sử dụng phân hữu cơ, sử dụng đúng theo quy trình đối với phân bón, thuốc hóa học, không lạm dụng phân đạm hay các chất kích thích sinh trưởng, bảo đảm chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm. Do quy trình trồng và chăm sóc cẩn trọng hơn, tốn công sức hơn, trong khi vẫn còn đó nỗi lo đầu ra cho sản phẩm nên nhiều hộ dân chưa mặn mà tham gia mô hình VietGAP.

Người dân trồng dứa trên địa bàn mong muốn chính quyền địa phương, ngoài việc hướng dẫn về kỹ thuật, cách thức chăm sóc cây trồng theo tiêu chuẩn thì cần có phương án hỗ trợ nông dân trong việc tìm đầu ra cho sản phẩm với mức giá phù hợp, tránh tình trạng tồn đọng hàng hóa và bảo đảm thu nhập ổn định cho người trồng.

Phóng sự Khóm Tắc Cậu

Bình luận

Mới hơn Cũ hơn

Vietnam Logistics and Aviation School

Chuyên cung cấp các loại trái cây đặc sản miền Tây tươi - sạch - ngon