Để chuyển đổi cơ cấu cây trồng, anh Katơr Hậu, ở thôn Bạc Rây 2, xã Phước Bình, huyện Bác Ái đã đầu tư 300 triệu đồng chuyển những diện tích trồng bắp, trồng đậu kém hiệu quả sang trồng cây sầu riêng. Cây sầu riêng đã giúp gia đình anh Hậu thoát nghèo và từng bước ổn định cuốc sống.
Anh Katơr Hậu, ở thôn Bạc Rây 2, xã Phước Bình có 2 ha đất nằm ven sông Cái. Toàn bộ diện tích này được anh trồng cây bắp lai, một năm hai vụ. Những năm đầu, cây bắp lai cho năng suất cao và giá cả ổn định nên sau mỗi vụ thu hoạch, có lãi trên 20 triệu đồng. Siêng năng, chịu khó làm ăn và biết tính toán nên số tiền lãi sau mỗi vụ bắp, anh để dành mua bò sinh sản được 20 con. Cách đây 5 năm, anh nhận thấy việc chuyên canh cây bắp lai không còn hiệu quả như trước vì chi phí đầu tư tăng mà giá cả lại bấp bênh. Sau khi tìm hiểu và thấy nhiều hộ ở Phước Bình đã thành công với việc chuyển đổi sang trồng các loại cây ăn trái nên anh quyết định phá bỏ cây bắp chuyển sang canh tác cây sầu riêng.
Để thực hiện việc chuyển đổi, anh Hậu đã bán 13 con bò, đầu tư trồng 2 ha sầu riêng với 150 gốc và xen canh 70 cây bưởi da xanh. Anh còn đầu tư hệ thống máy bơm nước, máy phun thuốc cho cây sầu riêng, với số tiền đầu tư vào vườn sầu riêng gần 300 triệu đồng. Sau 5 năm chắt chiu, tích cóp vốn để đầu tư, vườn sầu riêng của anh Ka tơr Hậu đã bắt đầu cho trái. Năm 2018, vườn sầu riêng đã cho thu nhập 100 triệu đồng và anh tiếp tục dành hơn một nửa thu nhập để tái đầu tư cho vườn sầu riêng.
Với suy nghĩ phải đa dạng hóa các loại cây trồng để mang lại thu nhập cao, anh Ka tơr Hậu đã khẳng định hướng đi mới trong chuyển đổi cơ cấu cây trồng thích hợp với điều kiện tự nhiên của địa phương để làm giàu từ cây sầu riêng.
Liên kết vùng trồng cây chủ lực
إرسال تعليق