Trong một chuyến công tác về làng, tôi quen anh Đinh Nglong, một người dân ở làng Hle Hlang (xã Yang Trung). Những ngày rỗi, tôi thường theo anh vào rừng hái cà na. Lót tót theo anh, tôi hỏi: “Đi có xa lắm không?”. Anh cười nói: “Hai rựa”. Tôi chẳng hiểu rựa là gì, chân cứ bước, người vã mồ hôi thì cậu con trai anh mới giải thích: “Rựa vác trên vai phải, khi thấy mỏi đổi qua vai trái là một rựa”.
Cây cà na thường mọc rải rác trong rừng Đông Trường Sơn và miền Tây Nam bộ. |
Vậy là sau “hai rựa” của anh, tức hơn 2 giờ đi bộ, chúng tôi đã đến nơi cần đến. Đinh Nglong đảo mắt một vòng trên dãy núi điệp trùng xanh mướt rồi chỉ vào một cái cây cao chừng 30 m, tán xòe rộng, thân gỗ màu xám trắng. Lại gần hơn thì thấy từng chùm trái oằn cành chen lẫn trong chùm lá xanh đậm hình bầu dục. Anh bảo: “Cây cà na của mình đây rồi, hái thôi”.
Không ai bảo ai, mọi người trong nhà tỏa ra dọn sạch gốc cây, lót lá chèn vào những khe đá. Nglong giắt rựa quắm vào lưng, leo lên cây nhanh như con sóc. Anh chuyền ra cành cây, chọn những chùm trái to gần bằng ngón chân cái, ken nhau chi chít dày đặc rồi móc rựa vào cuống chùm trái, cắt cho rơi xuống đất. Hết cành này anh lại leo sang cành khác, đu đưa như con vượn. Những cành nhỏ, trái xa hơn thì anh rung lắc mạnh cho rơi xuống. Dưới đất, mọi người thong thả nhặt từng chùm trái, lặt cuống bỏ thành đống. Tôi hỏi: “Sao không đốn cành, hái cho nhanh?”. Anh cười: “Cây của mình “xí” rồi mà, cắt cành sang năm sẽ không cho trái nữa. Theo phong tục người Bahnar, cây mình đã “xí” trước thì không ai có quyền hái trái”.
Không ai bảo ai, mọi người trong nhà tỏa ra dọn sạch gốc cây, lót lá chèn vào những khe đá. Nglong giắt rựa quắm vào lưng, leo lên cây nhanh như con sóc. Anh chuyền ra cành cây, chọn những chùm trái to gần bằng ngón chân cái, ken nhau chi chít dày đặc rồi móc rựa vào cuống chùm trái, cắt cho rơi xuống đất. Hết cành này anh lại leo sang cành khác, đu đưa như con vượn. Những cành nhỏ, trái xa hơn thì anh rung lắc mạnh cho rơi xuống. Dưới đất, mọi người thong thả nhặt từng chùm trái, lặt cuống bỏ thành đống. Tôi hỏi: “Sao không đốn cành, hái cho nhanh?”. Anh cười: “Cây của mình “xí” rồi mà, cắt cành sang năm sẽ không cho trái nữa. Theo phong tục người Bahnar, cây mình đã “xí” trước thì không ai có quyền hái trái”.
Có những cây cà na sống hàng trăm tuổi, cao đến 30 m, thân to vài ba người ôm. |
Giờ cơm trưa, ngồi dưới bóng cây cà na, anh loay hoay với mớ ống giang tìm được gần đó, đổ gạo vào ngâm, nút lại rồi sắp đều lên bếp than hồng. Khi những ống cơm lam vừa chín, anh mở hũ cà na muối chua vàng ươm lẫn những trái ớt xanh đỏ trông rất bắt mắt. Tôi nhón lấy một quả, cắn vào nghe giòn rụm, vị chua chua, mằn mặn cộng thêm vị cay the của ớt khiến món này ngon như cà pháo muối dưa. Ống cơm lam tỏa ra mùi thơm nức mũi của cơm gạo giã cộng với món cà na, muối é đưa cơm giữa rừng, cảm giác ấy đến giờ tôi không thể nào quên được.
Cà na là loại cây mọc hoang, có tên khoa học là Canarium album, thuộc họ trám (Burseraceae), có nơi còn gọi là trám trắng, cảm lãm, bạch lãm... Cà na thường mọc rải rác trong rừng Đông Trường Sơn và miền Tây Nam bộ. Tán cây xòe rộng, lá hình bầu dục, nhẵn cả 2 mặt, riêng mặt trên sáng bóng. Trái cà na cũng có hình bầu dục, màu xanh đậm, vị chát, khi chín thì ngả màu vàng và có vị chua, vỏ quả nhẵn, cơm dày, hạt cứng. Có những cây cà na sống hàng trăm tuổi, cao đến 30 m, thân to vài ba người ôm. Từ tháng 4 đến tháng 6 hàng năm là mùa ra hoa; những bông hoa trắng tinh khôi tỏa hương thơm ngát một vùng. Từ tháng 9 đến tháng 10, cây bắt đầu cho trái, có cây cho đến 6 -7 tạ trái.
Cà na là loại cây mọc hoang, có tên khoa học là Canarium album, thuộc họ trám (Burseraceae), có nơi còn gọi là trám trắng, cảm lãm, bạch lãm... Cà na thường mọc rải rác trong rừng Đông Trường Sơn và miền Tây Nam bộ. Tán cây xòe rộng, lá hình bầu dục, nhẵn cả 2 mặt, riêng mặt trên sáng bóng. Trái cà na cũng có hình bầu dục, màu xanh đậm, vị chát, khi chín thì ngả màu vàng và có vị chua, vỏ quả nhẵn, cơm dày, hạt cứng. Có những cây cà na sống hàng trăm tuổi, cao đến 30 m, thân to vài ba người ôm. Từ tháng 4 đến tháng 6 hàng năm là mùa ra hoa; những bông hoa trắng tinh khôi tỏa hương thơm ngát một vùng. Từ tháng 9 đến tháng 10, cây bắt đầu cho trái, có cây cho đến 6 -7 tạ trái.
Từ tháng 9 đến tháng 10, cây cà na bắt đầu cho trái, có cây cho đến 6 -7 tạ trái. |
Trái cà na có thể chấm muối ớt ăn sống hoặc chế biến thành những món ăn như muối dưa, ngào đường làm mứt trong các dịp Tết. Ngoài ra, cà na còn được dùng làm rượu với hương vị thơm, thanh rất đặc biệt hoặc ngâm, tẩm sấy khô làm kẹo xí muội. Người ta còn khai thác nhựa cây để làm chất đốt sáng như thắp đèn dầu.
Vào mùa, từng đoàn người nối nhau lên rừng, họ chọn tìm những cây đã “xí” trước đấy, tuần tự thu hái như trong vườn nhà. Chiều về, từng đoàn người gùi cà na sắp hàng trước cửa hàng mậu dịch và các quán trong huyện bán mua tấp nập. Những chiếc xe tải kìn kìn chở đầy cà na về An Khê tiêu thụ. Còn người dân, gương mặt ai cũng vui tươi, hớn hở vì có thêm một gùi đầy ắp gạo, thực phẩm mang về nhà để cải thiện bữa ăn.
Vào mùa, từng đoàn người nối nhau lên rừng, họ chọn tìm những cây đã “xí” trước đấy, tuần tự thu hái như trong vườn nhà. Chiều về, từng đoàn người gùi cà na sắp hàng trước cửa hàng mậu dịch và các quán trong huyện bán mua tấp nập. Những chiếc xe tải kìn kìn chở đầy cà na về An Khê tiêu thụ. Còn người dân, gương mặt ai cũng vui tươi, hớn hở vì có thêm một gùi đầy ắp gạo, thực phẩm mang về nhà để cải thiện bữa ăn.
Bây giờ những cánh rừng Tây Nguyên không còn thấy bóng những cây cà na nữa. |
Hơn 30 năm sau, tôi mới có dịp trở lại làng Hle Hlang. Anh Nglong đã về với tổ tiên. Đi qua những vạt rừng xưa cũng không còn thấy bóng những cây cà na nữa. Còn đâu một thời rừng bạt ngàn, rừng tầng tầng lớp lớp, cái thời mà người làng sống vô tư, thanh thản, hòa hợp dưới mái nhà chung là rừng.
Tất cả chỉ còn là hoài niệm...
Tất cả chỉ còn là hoài niệm...
Ký ức miền quê | Mùa cà na | THKG
إرسال تعليق