Vài chục năm trở lại đây, người dân xã Tân Long, huyện miền núi Hướng Hóa nói riêng và người dân tỉnh Quảng Trị nói chung, không ai nói với ai, nhưng tất cả đều mặc nhiên xem Tân Long là xứ sở trồng chuối mật mốc hay còn gọi là chuối ngự, xem cây chuối là cây trồng chủ lực để phát triển kinh tế - xã hội của xã.
Nhờ cây chuối người dân xã Tân Long có kinh tế ổn định, nhiều gia đình vươn lên làm giàu chính đáng. |
Hàng ngày, xe ô tô của thương lái nối đuôi nhau hàng dài trước chợ Tân Long nằm bên Quốc lộ 9 để thu mua chuối mang đi các địa phương trong và ngoài tỉnh tiêu thụ. Cùng với đó, cảnh tượng từng đoàn xe mô tô, ba gác chở đầy chuối hối hả tập trung về nhập bán cho các thương lái, cảnh tượng mua bán diễn ra rôm rả, tấp nập suốt ngày, vang động cả một đoạn đường dài hàng trăm mét.
Đặc biệt, vào những ngày lễ Tết, số lượng người, xe tập trung thu mua chuối để mang đi bán cho thị trường trong và ngoài tỉnh còn đông hơn gấp bội, khắp nơi tiếng trả giá, mua bán vang dội cả đoạn đường dài.
Theo nhiều người dân xã Tân Long, chuối được trồng vào đầu những năm 1980 của thế kỷ trước, loại chuối được trồng ở Tân Long là chuối mật mốc thường được dùng để thờ cúng tổ tiên, khi đưa vào sử dụng thì rất tốt cho sức khỏe của con người, bởi có nhiều khoáng chất và vitamin bổ dưỡng nên rất được ưa chuộng trên thị trường.
Đặc biệt, vào những ngày lễ Tết, số lượng người, xe tập trung thu mua chuối để mang đi bán cho thị trường trong và ngoài tỉnh còn đông hơn gấp bội, khắp nơi tiếng trả giá, mua bán vang dội cả đoạn đường dài.
Theo nhiều người dân xã Tân Long, chuối được trồng vào đầu những năm 1980 của thế kỷ trước, loại chuối được trồng ở Tân Long là chuối mật mốc thường được dùng để thờ cúng tổ tiên, khi đưa vào sử dụng thì rất tốt cho sức khỏe của con người, bởi có nhiều khoáng chất và vitamin bổ dưỡng nên rất được ưa chuộng trên thị trường.
Chợ chuối họp ngay trên đường quốc lộ 9 thuộc xã Tân Long, huyện Hướng Hóa, Quảng Trị. |
Do hợp với điều kiện khí hậu và thổ nhưỡng nên chuối mật mốc trồng ở Tân Long phát triển rất nhanh, chỉ tốn công và phí ban đầu nên người dân Tân Long đã chuyển tất cả các diện tích đất không thể canh tác hoa màu và diện tích trồng hoa màu kém hiệu quả kinh tế, sang trồng chuối với tổng diện tích trên 700 ha.
Theo tính toán của các hộ dân, bình quân mỗi ha chuối đạt năng suất khoảng 15 tấn/năm, với giá cả thị trường từ 6 - 8 nghìn đồng/kg, mỗi héc-ta chuối đạt doanh thu trên 105 triệu đồng/năm. Với 700 ha trồng chuối, bình quân mỗi năm xã Tân Long đạt doanh thu 73,5 tỷ đồng, sau khi trừ đi các chi phí còn lãi gần 59 tỷ đồng.
Bên cạnh đó, trồng chuối lại cho thu nhập rất ổn định, vì có thể thu hoạch được tất cả như: lá bán cho các lò sản xuất giò, chả, gói bánh các loại; thân chuối sau khi thu hoạch được các hộ dân tận thu về dùng để làm thức ăn cho gia súc và gia cầm. Ngoài ra, các hộ dân trong xã còn phối hợp với các hộ dân ở các địa phương lân cận trồng trên 1.100 ha chuối mật mốc.
Theo tính toán của các hộ dân, bình quân mỗi ha chuối đạt năng suất khoảng 15 tấn/năm, với giá cả thị trường từ 6 - 8 nghìn đồng/kg, mỗi héc-ta chuối đạt doanh thu trên 105 triệu đồng/năm. Với 700 ha trồng chuối, bình quân mỗi năm xã Tân Long đạt doanh thu 73,5 tỷ đồng, sau khi trừ đi các chi phí còn lãi gần 59 tỷ đồng.
Bên cạnh đó, trồng chuối lại cho thu nhập rất ổn định, vì có thể thu hoạch được tất cả như: lá bán cho các lò sản xuất giò, chả, gói bánh các loại; thân chuối sau khi thu hoạch được các hộ dân tận thu về dùng để làm thức ăn cho gia súc và gia cầm. Ngoài ra, các hộ dân trong xã còn phối hợp với các hộ dân ở các địa phương lân cận trồng trên 1.100 ha chuối mật mốc.
Chuối mật mốc Tân Long canh tác tự nhiên không sử dụng bất kỳ loại thuốc bảo vệ thực vật nào. |
Ông Trương Đình Tùng - Chủ tịch UBND xã Tân Long cho biết, nhờ canh tác cây chuối cho thu lãi cao nên đời sống của các hộ dân của xã đã đổi mới, phát triển hơn nhiều so với trước đây. Cây chuối đã giải quyết việc làm trực tiếp cho hơn 200 lao động trong xã và gián tiếp cho nhiều lao động khác.
Nhiều hộ gia đình không những có đủ điều kiện để nuôi dạy con cái ăn học đến nơi đến chốn, trưởng thành mà còn mua sắm được nhiều trang thiết bị đồ dùng sinh hoạt đắt tiền: tivi, tủ lạnh, xe máy… về sử dụng. Điển hình như các hộ ông Mai Tiến Hữu ở thôn Long Hợp trồng 15 ha; 2 hộ ông Võ Tiên Sinh và Võ Tấn Lộc cùng ở thôn Long Quang, có trên 15 ha/hộ….
Do hợp với điều kiện thời tiết, thổ nhưỡng, nên chuối Tân Long lâu nay là loại trái cây được người dùng tin tưởng mua về sử dụng bởi có hương vị thơm, ngon và được xem là một đặc sản của tỉnh Quảng Trị. Vì thế, trong thực đơn của các nhà hàng, khách sạn trên địa bàn tỉnh Quảng Trị và các tỉnh lân cận như Quảng Bình, Thừa Thiên - Huế, Hà Tĩnh… luôn ưu tiên lựa chọn chuối mật mốc làm món tráng miệng cho thực khách.
Nhiều hộ gia đình không những có đủ điều kiện để nuôi dạy con cái ăn học đến nơi đến chốn, trưởng thành mà còn mua sắm được nhiều trang thiết bị đồ dùng sinh hoạt đắt tiền: tivi, tủ lạnh, xe máy… về sử dụng. Điển hình như các hộ ông Mai Tiến Hữu ở thôn Long Hợp trồng 15 ha; 2 hộ ông Võ Tiên Sinh và Võ Tấn Lộc cùng ở thôn Long Quang, có trên 15 ha/hộ….
Do hợp với điều kiện thời tiết, thổ nhưỡng, nên chuối Tân Long lâu nay là loại trái cây được người dùng tin tưởng mua về sử dụng bởi có hương vị thơm, ngon và được xem là một đặc sản của tỉnh Quảng Trị. Vì thế, trong thực đơn của các nhà hàng, khách sạn trên địa bàn tỉnh Quảng Trị và các tỉnh lân cận như Quảng Bình, Thừa Thiên - Huế, Hà Tĩnh… luôn ưu tiên lựa chọn chuối mật mốc làm món tráng miệng cho thực khách.
Chuối Tân Long được bán khắp cả nước, và xuất khẩu sang một số thị trường như: Trung Quốc, Lào, Thái Lan… |
Cũng theo ông Trương Đình Tùng - Chủ tịch UBND xã Tân Long, để đảm bảo thương hiệu chuối mật mốc của xã và cũng là đảm bảo an toàn sức khỏe cho người tiêu dùng, hiện nay chính quyền đã và đang quán triệt với bà con sản xuất theo hướng nông sản sạch, không sử dụng phân hóa học trong trồng trọt cũng như hóa chất trong khai thác và bảo quản.
Hướng đi nào cho sản phẩm Chuối Mật Mốc Tân Long - Quảng Trị
Đăng nhận xét