Cây măng cụt ở Lái Thiêu, Thuận An, tỉnh Bình Dương đã có tiếng từ hàng trăm năm nay. Giá trị nhãn hiệu tập thể măng cụt Lái Thiêu không chỉ nằm ở trái măng cụt mà còn có những giá trị định danh địa lý, văn hóa khẳng định thương hiệu trái cây Lái Thiêu có lịch sử hàng trăm năm, góp phần phát triển kinh tế-xã hội.
Măng cụt Lái Thiêu là loại trái cây đặc sản ở đất Bình Dương nổi tiếng bởi vị thơm ngọt. |
Mai một thương hiệu măng cụt hàng trăm năm
Từ giữa thế kỷ 19, các nhà truyền giáo phương Tây đem cây măng cụt đến và trồng thử nghiệm tại Lái Thiêu. Từ đó, Lái Thiêu trở thành vùng chuyên canh măng cụt đầu tiên và sớm nhất của Việt Nam. Do thích hợp thổ nhưỡng, khí hậu nên trái măng cụt ở Lái Thiêu nổi tiếng khắp nơi là thơm ngon, có hương vị đặc trưng khác biệt so với các loại trái cây khác.
Theo bà Trần Ngọc Phương - Chủ tịch Hội nông dân thị xã Thuận An, do cây có giá trị kinh tế cao nên được nhiều nhà vườn nơi đây lựa chọn trồng, tạo thu nhập kinh tế.
Thế nhưng, giai đoạn trước những năm 2010, vườn cây măng cụt đã có biểu hiện sụt giảm về năng suất, chất lượng, diện tích do mất mùa; trái cây nhái, đô thị hóa, ô nhiễm, du khách giảm… Đời sống, kinh tế người nông dân bị ảnh hưởng. Họ dần ngại đầu tư vào vườn cây măng cụt và đi làm kinh tế ngoài.
Măng cụt là một giống cây khó chăm sóc và phụ thuộc nhiều vào thời tiết. |
Bà Lê Cát Tố bán trái cây trên đường Bình Nhâm cho biết, trước đây gia đình có hơn 2.000m2 đất ông cha để lại, chủ yếu trồng măng cụt, bòn bon, sầu riêng. Khoảng từ năm 1980 đến năm 2000, nhà nào có vườn cây măng cụt thì nhà cao, cửa rộng, có của ăn của để. Sau đó, do nhiều nguyên nhân, cây măng cụt cứ thối gốc chết dần, diện tích đất đô thị hóa khiến vườn cây ngày càng thu hẹp.
Bà Tố cũng như nhiều hộ dân xung quanh không cầm cự được cũng đau lòng phải đốn gần hết loại cây mang thương hiệu cha ông này mà chuyển qua trồng chuối, nuôi lợn. Có người thì bán đất xây nhà trọ hoặc gửi ngân hàng.
Bây giờ nhà bà Tố còn khoảng 10 gốc cây, bán lai rai khi vào mùa cũng được 70.000-80.000 đồng/kg vì cây măng cụt mang thương hiệu Lái Thiêu thật giờ còn rất ít. Bán giá đó mà người mua vẫn nườm nượp.
Trước năm 2013, măng cụt Lái Thiêu bị cạnh tranh gay gắt về giá do măng cụt từ các địa phương khác về, bị làm xấu đi thương hiệu lâu đời. Vì vậy khách hàng dần quay lưng lại với trái măng cụt Lái Thiêu.
Cây măng cụt trên địa bàn thị xã Thuận An phân bố chủ yếu ở các phường xã An Sơn, An Thạnh, Hưng Định, Bình Nhâm... Trong giai đoạn 2015-2017, diện tích trồng cây măng cụt đã tăng lên 20ha (660ha-680ha).
Để nâng cao được chất lượng và giữ vững được thương hiệu của Măng cụt Lái Thiêu, từ năm 2010-2013, Ủy ban Nhân dân thị xã Thuận An đã tổ chức điều tra khảo sát sơ bộ và thu thập thông tin tài liệu, cơ sở khoa học cho việc triển khai các dự án nhưu: xác định mẫu nhãn hiệu để đăng ký bảo hộ: Quản lý khai thác và phát triển Nhãn hiệu tập thể Măng cụt với mô hình 3 nhà (Nhà quản lý-Nhà vườn-Nhà khai thác); xây dựng hệ thống tổ chức quảng bá và khai thác giá trị Nhãn hiệu.
Bà Tố cũng như nhiều hộ dân xung quanh không cầm cự được cũng đau lòng phải đốn gần hết loại cây mang thương hiệu cha ông này mà chuyển qua trồng chuối, nuôi lợn. Có người thì bán đất xây nhà trọ hoặc gửi ngân hàng.
Bây giờ nhà bà Tố còn khoảng 10 gốc cây, bán lai rai khi vào mùa cũng được 70.000-80.000 đồng/kg vì cây măng cụt mang thương hiệu Lái Thiêu thật giờ còn rất ít. Bán giá đó mà người mua vẫn nườm nượp.
Trước năm 2013, măng cụt Lái Thiêu bị cạnh tranh gay gắt về giá do măng cụt từ các địa phương khác về, bị làm xấu đi thương hiệu lâu đời. Vì vậy khách hàng dần quay lưng lại với trái măng cụt Lái Thiêu.
Phát triển thương hiệu măng cụt Lái Thiêu
Cây măng cụt trên địa bàn thị xã Thuận An phân bố chủ yếu ở các phường xã An Sơn, An Thạnh, Hưng Định, Bình Nhâm... Trong giai đoạn 2015-2017, diện tích trồng cây măng cụt đã tăng lên 20ha (660ha-680ha).
Để nâng cao được chất lượng và giữ vững được thương hiệu của Măng cụt Lái Thiêu, từ năm 2010-2013, Ủy ban Nhân dân thị xã Thuận An đã tổ chức điều tra khảo sát sơ bộ và thu thập thông tin tài liệu, cơ sở khoa học cho việc triển khai các dự án nhưu: xác định mẫu nhãn hiệu để đăng ký bảo hộ: Quản lý khai thác và phát triển Nhãn hiệu tập thể Măng cụt với mô hình 3 nhà (Nhà quản lý-Nhà vườn-Nhà khai thác); xây dựng hệ thống tổ chức quảng bá và khai thác giá trị Nhãn hiệu.
Gian hàng trưng bày và bán sản phẩm măng cụt, sầu riêng vùng Lái Thiêu. |
Tháng 8/2012, Măng cụt Lái Thiêu đã lọt vào Top 50 loại trái cây nổi tiếng nhất của Việt Nam do Trung tâm sách Kỷ lục Việt Nam (Vietkings) bình chọn.
Vào tháng 8/2013, Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) đã chứng nhận đăng ký nhãn hiệu tập thể Măng cụt Lái Thiêu với thời gian sở hữu thương hiệu 10 năm (kể từ ngày cấp).
Hội Nông dân thị xã Thuận An là đơn vị có quyền sử dụng nhãn hiệu tập thể Măng cụt Lái Thiêu và chỉ những loại măng cụt đạt yêu cầu chất lượng, được trồng và thu hoạch tại thị xã Thuận An mới được phép sử dụng nhãn này để dán lên sản phẩm nhằm giúp người tiêu dùng nhận diện chính xác măng cụt Lái Thiêu.
Từ khi thương hiệu Măng cụt Lái Thiêu được Cục sở hữu trí tuệ công nhận các nhà vườn đã dần dần có ý thức cần phải liên kết lại với nhau thông qua việc tổ chức các câu lạc bộ hay tổ kinh tế tập thể để có cùng một quy trình sản xuất cho chất lượng cây ăn trái đồng đều nhằm cung ứng trái cây có chất lượng tốt, sản lượng ổn định và uy tín trên thị trường.
Ông Trần Văn Viễn - một người trồng măng cụt lâu năm, kiêm Giám đốc Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp An Sơn, xã Thuận An, tỉnh Bình Dương chia sẻ, khu vực xã An Sơn chiếm 70% diện tích trồng cây măng cụt của thị xã Thuận An.
Vừa rồi, chuỗi siêu thị Lotte Mart có đặt hàng Hợp tác xã của ông 1 tấn măng cụt/ngày, tuy nhiên ông đã từ chối vì không cung ứng đủ sản do măng cụt là một giống cây khó chăm sóc và phụ thuộc nhiều vào thời tiết.
Để đưa thương hiệu măng cụt Lái Thiêu tiến xa hơn, hợp tác xã của ông đang đi theo hướng Vietgap áp dụng trên 7 hộ gia đình có diện tích cây măng cụt lớn và sau đó gom về hợp tác xã và tìm hướng đi ổn định, lâu dài cho cây.
Vào tháng 8/2013, Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) đã chứng nhận đăng ký nhãn hiệu tập thể Măng cụt Lái Thiêu với thời gian sở hữu thương hiệu 10 năm (kể từ ngày cấp).
Hội Nông dân thị xã Thuận An là đơn vị có quyền sử dụng nhãn hiệu tập thể Măng cụt Lái Thiêu và chỉ những loại măng cụt đạt yêu cầu chất lượng, được trồng và thu hoạch tại thị xã Thuận An mới được phép sử dụng nhãn này để dán lên sản phẩm nhằm giúp người tiêu dùng nhận diện chính xác măng cụt Lái Thiêu.
Từ khi thương hiệu Măng cụt Lái Thiêu được Cục sở hữu trí tuệ công nhận các nhà vườn đã dần dần có ý thức cần phải liên kết lại với nhau thông qua việc tổ chức các câu lạc bộ hay tổ kinh tế tập thể để có cùng một quy trình sản xuất cho chất lượng cây ăn trái đồng đều nhằm cung ứng trái cây có chất lượng tốt, sản lượng ổn định và uy tín trên thị trường.
Ông Trần Văn Viễn - một người trồng măng cụt lâu năm, kiêm Giám đốc Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp An Sơn, xã Thuận An, tỉnh Bình Dương chia sẻ, khu vực xã An Sơn chiếm 70% diện tích trồng cây măng cụt của thị xã Thuận An.
Vừa rồi, chuỗi siêu thị Lotte Mart có đặt hàng Hợp tác xã của ông 1 tấn măng cụt/ngày, tuy nhiên ông đã từ chối vì không cung ứng đủ sản do măng cụt là một giống cây khó chăm sóc và phụ thuộc nhiều vào thời tiết.
Để đưa thương hiệu măng cụt Lái Thiêu tiến xa hơn, hợp tác xã của ông đang đi theo hướng Vietgap áp dụng trên 7 hộ gia đình có diện tích cây măng cụt lớn và sau đó gom về hợp tác xã và tìm hướng đi ổn định, lâu dài cho cây.
Những vườn măng cụt cả trăm năm tuổi ở Lái Thiêu (Bình Dương). |
Hiện các hộ dân trong xã vẫn còn trồng theo kiểu manh mún và bán ra thị trường nhỏ lẻ theo phương thức thương lái về tận vườn thu mua. Trong năm 2017, cả xã An Sơn bán được khoảng 60 tấn măng cụt, chỉ đủ cho thị trường trong tỉnh.
Hội Nông dân đã thành lập Ban quản lý và Ban kiểm soát với 12 thành viên quản lý và sử dụng nhãn hiệu tập thể “Măng cụt Lái Thiêu,” phối hợp với các cơ quan chuyên môn ở địa phương để xây dựng cơ chế quản lý và quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể để thông báo cho hội viên biết và nghiêm túc thực hiện.
Ngoài ra, để tuyên truyền cho thương hiệu Măng cụt Lái Thiêu, Hội Nông dân thị xã Thuận An phát đã phát 200 cuốn cẩm nang, 5.800 tờ rơi cho các hội viên nông dân, khách tham quan, ban ngành, đoàn thể trong các Lễ hội mùa trái chín hàng năm - bà Trần Ngọc Phương, Chủ tịch Hội nông dân thị xã Thuận An cho hay.
Bên cạnh đó, Bình Dương cũng khai thác diện tích trồng măng cụt để phát triển du lịch. Xã Thuận An đang tiếp tục thực hiện kế hoạch cải tạo, nâng cao chất lượng, hiệu quả vườn cây để phát triển du lịch các xã, phường ven sông Sài Gòn, đồng thời tìm kiếm thị trường tiêu thụ sản phẩm. Các hợp đồng dài hạn sẽ là cơ sở giúp nông dân yên tâm sản xuất và ổn định cuộc sống.
Đây cũng là điều kiện và cơ hội để trái măng cụt Lái Thiêu khẳng định vị thế trên thị trường, vươn ra thị trường xuất khẩu của các nước trong khu vực và trên thế giới.
Hội Nông dân đã thành lập Ban quản lý và Ban kiểm soát với 12 thành viên quản lý và sử dụng nhãn hiệu tập thể “Măng cụt Lái Thiêu,” phối hợp với các cơ quan chuyên môn ở địa phương để xây dựng cơ chế quản lý và quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể để thông báo cho hội viên biết và nghiêm túc thực hiện.
Ngoài ra, để tuyên truyền cho thương hiệu Măng cụt Lái Thiêu, Hội Nông dân thị xã Thuận An phát đã phát 200 cuốn cẩm nang, 5.800 tờ rơi cho các hội viên nông dân, khách tham quan, ban ngành, đoàn thể trong các Lễ hội mùa trái chín hàng năm - bà Trần Ngọc Phương, Chủ tịch Hội nông dân thị xã Thuận An cho hay.
Bên cạnh đó, Bình Dương cũng khai thác diện tích trồng măng cụt để phát triển du lịch. Xã Thuận An đang tiếp tục thực hiện kế hoạch cải tạo, nâng cao chất lượng, hiệu quả vườn cây để phát triển du lịch các xã, phường ven sông Sài Gòn, đồng thời tìm kiếm thị trường tiêu thụ sản phẩm. Các hợp đồng dài hạn sẽ là cơ sở giúp nông dân yên tâm sản xuất và ổn định cuộc sống.
Đây cũng là điều kiện và cơ hội để trái măng cụt Lái Thiêu khẳng định vị thế trên thị trường, vươn ra thị trường xuất khẩu của các nước trong khu vực và trên thế giới.
Du lịch Việt Nam: Lái Thiêu - Vương Quốc Măng Cụt
Đăng nhận xét